nghiêm trọng mà binh đoàn phải gánh chịu ở khu vực Rôm-nư, thì Nguyên
soái cau mặt:
– Cần phải chỉ huy cho tốt, thì đồng chí đó lại đi tìm những nguyên nhân
khách quan.
Lúc ấy, tôi chưa hiểu tại sao Ti-mô-sen-cô lại tỏ ý bực bội với Ru-xi-a-
nốp như vậy. Sau này, tôi mới rõ khi được đọc bức điện của Xta-lin, trong
đó có nói: “Quyết tâm không cho bộ đội nghỉ để lấy lại sức sau 100 ki-lô-
mét hành quân, mà ném ngay anh em vào chiến đấu trong hành tiến là sai
lầm… Với phương pháp đưa bộ đội vào chiến đấu không đúng như vậy, có
thể làm tan vỡ cả một sư đoàn loại nhất”. Tất nhiên, Nguyên soái không
thích thú gì lời quở trách đó. Nhưng biết làm thế nào? Trên một mặt trận
rộng lớn chỉ có hai sư đoàn kỵ binh của tướng Bê-lốp đối phó với quân của
Gu-đê-ri-an. Và họ không phải chỉ kìm địch, mà còn phải đột kích ngay,
đón những đơn vị đang phá vây. Dù sao chăng nữa, nếu tình huống đó
không thể bào chữa hoàn toàn được cho việc vội vã đưa các chiến sĩ cận vệ
vào chiến đấu, thì ít ra nó cũng giải thích được quyết định của bộ tư lệnh
phương diện quân.
Nguyên soái lệnh cho tôi nhanh chóng tìm hiểu công việc và chuẩn bị
thay thiếu tướng A. I. Stơ-rôm-béc làm nhiệm vụ trưởng phòng tác chiến
của phương diện quân (Stơ-rôm-béc được điều về công tác ở Đại bản
doanh).
Phấn khởi vì được ở lại Phương diện quân Tây – Nam và lại vẫn có thể
làm công tác quen thuộc, tôi vội vàng tới phòng tác chiến. Tôi rơi vào giữa
số sĩ quan mà phần lớn là bạn đồng ngũ cũ.
Hầu hết cán bộ tác chiến của phương diện quân đã thoát vây cùng tôi nên
phòng tác chiến, với thành phần mới, khác với những phòng và cục khác
của phương diện quân, là được bổ sung biên chế nhiều hơn. Hiện nay,
phòng có 44 người: 2 đại tá, 3 trung tá, 16 thiếu tá, số còn lại là đại úy và
trung úy. Trong số nhân viên của phòng, tôi thấy có mặt cô đánh máy của
chúng tôi trước kia là Lem-bri-cô-va và Clai-nơ-béc. Những chị em dũng