kỵ binh vào chiến đấu, và yểm hộ cho kỵ binh không bị địch có thể tập kích
từ phía Đông – Nam.
Khi phát huy chiến quả ở chiều sâu trong hệ thống phòng ngự của địch,
tất cả các lữ đoàn xe tăng sẽ hiệp đồng với quân đoàn kỵ binh tung hoành
sâu sau lưng địch.
Nguyên soái Ti-mô-sen-cô tán thành ý định chung về chiến dịch và căn
dặn:
– Các đồng chí cần nhớ là số xe tăng của ta ít hơn của Clai-xtơ nhiều, do
đó phải biết gìn giữ, không tung vào chiến đấu khi chưa trinh sát kỹ địa
hình và hiệp đồng chống tăng của địch. Mỗi xe tăng phải được ít nhất một –
hai khẩu pháo yểm hộ. Vì hệ thống phòng ngự của địch được xây dựng
dưới dạng các điểm tựa độc lập, nên không cần ném xe tăng ra công kích
vỗ mặt vào những công sự. Các chiến sĩ xe tăng cũng cần tránh đụng độ với
xe tăng địch ra phản kích. Nếu bọn phát-xít phản kích tập trung bằng xe
tăng, thì phải đánh lui chúng bằng hỏa lực chính xác tại chỗ từ trong các
công sự, rồi sau đó mới đánh tan địch trong đợt công kích đối điện. Các
đồng chí đứng quên là ta không có lực lượng xe tăng dự bị và cũng không
thể trông chờ được bổ sung. Hiện nay, chính Mát-xcơ-va cũng đang ở trong
tình trạng khó khăn và trước mắt không thể giúp ta được gì.
Chủ nhiệm pháo binh tập đoàn quân báo cáo việc tổ chức bảo đảm về
mặt pháo binh. Đã thành lập mấy cụm pháo. Cụm chi viện cho xe tăng,
gồm một phần pháo của tiểu đoàn, trung đoàn và pháo chống tăng phối
thuộc của các trung đoàn thê đội một. Còn về cụm chi viện cho bộ binh thì
mỗi trung đoàn bộ binh tiến công trên hướng chủ yếu được cung cấp một –
hai tiểu đoàn pháo. Mỗi sư đoàn bộ binh đều có cụm pháo của mình, gồm
súng cối phản lực (“Ca-ti-u-sa”) và một phần pháo của sư đoàn. Cuối cùng,
cụm pháo tầm xa của tập đoàn quân, gồm trung dàn pháo 226 thuộc quân
đoàn, trung đoàn pháo 8 và một biên đội máy bay hiệu chỉnh.
Như vậy, bộ phận chủ yếu của pháo binh vẫn nằm trong tay tư lệnh tập
đoàn quân và các sư đoàn trưởng, sẽ giúp cho việc cơ động pháo được dễ
dàng hơn, nhất là khi chúng ta đang thiếu pháo thì việc đó càng có ý nghĩa