vích lãnh đạo lên nắm chính quyền. Mấy ngày sau, ngày 5 tháng Tư năm
1941, Chính phủ Liên Xô ký hiệp ước hữu nghị và không xâm lược lẫn
nhau với chính phủ mới của Nam Tư. Hiệp ước này là sự ủng hộ của nhân
dân Nam Tư về mặt tinh thần và đồng thời cũng là đòn cảnh cáo rõ ràng đối
với Hít-le.
Nhưng Hít-le không đếm xỉa đến điều đó và đã ném những đạo quân
phát-xít sang Nam Tư. Báo chí Liên Xô vì những nguyên nhân dễ hiểu, đã
phản ứng về sự kiện này có chừng mực, nhưng tin quân Hít-le tiến công
Nam Tư đã gây nên sự căm phẫn trong nhân dân.
Ngay sau khi bọn phát-xít bắt đầu chiếm đóng Nam Tư, Bộ Tổng tham
mưu đã ra những chỉ thị quan trọng về kế hoạch phòng thủ biên giới quốc
gia. Bộ tư lệnh quân khu được lệnh tăng cường hơn nữa cho những đơn vị
đã áp sát biên giới. Bốn quân đoàn cơ giới, bốn sư đoàn bộ binh cùng nhiều
binh đoàn và binh độ đặc chủng được điều động bổ sung tới đây.
Việc tăng cường phòng thủ biên giới đó phải làm suy yếu đáng kể đòn
đột kích đầu tiên của địch. Song mệnh lệnh mới này làm tướng Kiếc-pô-nô-
xơ phần nào không vui. Tư lệnh vẫn giữ ý kiến cũ cho rằng không được
làm suy yếu cánh quân sẽ được sử dụng vào nhiệm vụ phản đột kích.
Tất nhiên, rõ ràng là ngay khi đó, Bộ Tổng tham mưu đã đánh giá nguy
cơ về đòn tiến công bất ngờ của địch một cách hiện thực hơn và đã rút ra
kết luận đúng đắn: muốn đánh trả đòn đột kích đầu tiên thì cần phải có
nhiều lực lượng hơn là phương án phòng thủ biên giới quốc gia được
nghiên cứu lúc đầu.
Các tham mưu trưởng tập đoàn quân và các sĩ quan tham mưu lập kế
hoạch lại được triệu tập về Ki-ép. Mọi người trải qua hơn một tuần làm
việc căng thẳng. Công việc càng thêm phức tạp ở chỗ các tướng lĩnh và sĩ
quan làm kế hoạch phải tự tay viết tài liệu từ trang đầu đến trang cuối, thậm
chí còn phải đánh máy lấy. Tôi còn nhớ bản thân mình cũng phải học lại
cách đánh máy đã biết từ hồi còn trẻ, lúc làm sĩ quan tùy tùng cho trung
đoàn trưởng.