CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 54

đứng yên để Campuchia gây rối loạn ở biên giới tây nam. Riêng
Campuchia, những định kiến và kinh nghiệm lịch sử đối với Việt nam dã ăn
sâu trong đầu óc, khiến cho những lãnh tụ Khmer Đỏ rất nhạy cảm về vấn
đề an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ. Những nghi ngờ cảnh giác đó, cộng với
sự kiêu ngạo mù quáng của những nhà lãnh đạo cộng sản cả hai nước đã
khiến cho những xích mích mới đầu lẻ tẻ ở biên giới, trở nên ngày càng
nghiêm trọng đưa đến sự xâm lăng của bộ đội Việt nam vào lãnh thổ
Campuchia và sự xua quân tàn phá những tỉnh biên giới phía bắc Việt nam
của quân đội Trung hoa.
Đối với cộng sản Campuchia, bao nhiên oán hờn nhẫn nhịn chất chứa bao
năm qua được phần nào giải toả sau khi chiếm được chính quyền. Vừa vào
được Phnom Penh, Pol Pot đã đưa ra một chỉ thị tám điểm trong đó có điểm
trục xuất Việt kiều và tăng cường quân đội ở biên giới. Chỉ trong vòng ba
tháng, gần hai trăm ngàn Việt kiều ở Campuchia bị cưỡng bách hồi hương,
tràn về các tỉnh biên giới như Tây Ninh, An Giang và ngay trong đầu tháng
5, hải quân nhỏ bé của Campuchia đã được huy động đi chiếm những đảo
ngoài khơi vịnh Thái lan. Ngày 4-5-1975, họ bắn phá đảo Phú Quốc. Một
tuần sau, họ chiếm đảo Thổ Châu, tàn sát khoảng năm trăm cư dân trên đảo
và sáng ngày 12-5-1975, họ tiến chiếm đảo Hòn Trọc (Hai). Đảo Hòn Trọc
là hòn đảo nằm trong vùng tranh chấp giữa hai nước từ thời Pháp thuộc.
Sau 1954, các chính phủ Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu đã công bố
chủ quyền trên đảo và để cho hải quân Việt nam cộng hoà bảo vệ. Vì yếu
thế, nên dù Sihanouk có cực lực phản đối cũng không kết quả.
Trong cơn say men chiến thắng, cũng chiều ngày 12-5-1975, bộ đội Khmer
Đỏ bắt giữ chiếc tàu dân sự Mayaguez của Mỹ chạy gần đảo đó. Nhưng
trước khi bị bắt, chiếc tàu đã đánh điện cầu cứu và chính phủ Mỹ biết tin về
vụ bắt giữ chiếc tàu trước chính phủ Campuchia. Đang cay đắng về thất bại
ở Việt nam, chính phủ Mỹ phản ứng mạnh mẽ. Tổng thống Ford ra tối hậu
thư đòi Campuchia phải trả tự do cho chiếc tàu trong vòng hai mươi bốn
giờ. Vì phương tiện truyền tin thô sơ, nên khi Bộ trưởng thông tin Hu Nam
thay mặt chính phủ Campuchia ra lệnh bộ đội quân khu Tây Nam trả tự do
cho chiếc tàu trên đài phát thanh Phnom Penh thì đã quá muộn. Thuỷ quân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.