CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 6

quẩn. Suốt mấy ngày liền, tôi bị cuốn sách của Hoàng Dung ám ảnh. Đã có
lúc tôi nghĩ là bạn tôi chắc là đang cơn quẫn trí, một mình lủi thủi một xó,
thành ra viết văn làm thơ cho nó bớt buồn. Dù sao chăng nữa ở nhà viết bất
cứ cái gì, cũng còn hơn mải mê trong những canh mạt chược, đắm đuối
trong chỗ ánh sáng mờ ảo của vũ trường.
Cầm cuốn bản thảo trong tay, một lần nữa những suy nghĩ về bạn cũ lộn
tùng phèo. Đó không phải là một tập truyện ngắn, không phải một tập thơ,
tập nhạc. Đó là tất cả những gì Hoàng Dung đọc trong những khi nhàn rỗi,
bởi vì ông làm việc cho một bệnh viện của một tỉnh nhỏ, thưa người. Tập
bản thảo là kết quả của một thời gian dài cặm cụi, nghiền ngẫm, ghi chép.
Hoàng Dung đặt tên cho cuốn sách của ông là: Trận chiến Đông dương hồi
III. Bên dưới tên của cuốn sách có chua một hàng chữ: Chiến tranh biên
giới Hoa Việt, Miên Việt 1979.
Ông đã từng là một nạn nhân của cộng sản, đã từng ở tù vài năm. Vừa mới
thoát khỏi hàng rào trại tù, là ông nhắm hướng biển Đông xông tới. May thì
đến được một bến bờ, không may thì thêm một mạng người chui vào bụng
cá. Nào có xá kể gì, vì sinh mạng con người trong thời khoảng vừa tàn cuộc
chiến, thật không khác gì sinh mạng một con kiến. Vài năm đầu tại Mỹ
Hoàng Dung chúi đầu vào việc học. Ông chỉ thật sự đọc sách sau khi đã tốt
nghiệp, đã thực tập và đã trở thành một y sĩ góp mặt với đời.
Sau giờ làm việc tại bệnh viện ông rảnh rỗi, mượn sách thư viện về nhà,
xúc tìm nơi những trang sách, về một đề tài ông rất quan tâm: Đó là những
trận đánh trong chiến tranh Đông dương hồi III. Hồi I là chiến tranh Việt
Pháp cho tới 1954, hồi II là chiến tranh Nam Bắc Việt nam cho tới 1975, và
hồi III là chiến tranh tại vùng biên giới, giữa các nước đã từng có thời là
đồng minh trong những trận chiến Đông dương cũ.
Để có thể liên kết nhiều tài liệu, nhiều tác giả với nhau, ông nẩy ra ý định
ghi chép lại. Ông ghi chú tất cả những điều gì cần ghi chú, sắp xếp cho
thành từng chương sách, liên hệ cách nhìn của các tác giả, và rút ra cách
nhìn của riêng ông. Nội dung tập bản thảo dầy hơn 200 trang, viết về các
trận đánh biên giới xẩy ra năm 1979, giữa ba quốc gia đã từng có một thời
là anh em, môi hở răng lạnh, đã từng là hậu phương lớn với tiền tuyến lớn:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.