CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 99

theo bản thảo của hiệp ước “hợp tác và hữu nghị”. Bản hiệp ước này, nhằm
buộc chặt Việt nam vào đường lối đối ngoại và an ninh của Liên xô, nên
Liên xô chỉ bằng lòng viện trợ dồi dào, nhưng không chịu giúp để Việt nam
có thể tự sản xuất lấy võ khí. Trong một cố gắng cuối cùng để duy trì phần
nào sự độc lập, trên đường sang Liên xô, Võ Nguyên Giáp bí mật ghé lại
phi trường New Dehli để gặp hai Bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của
Ân độ. Trong cuộc tiếp xúc, Giáp yêu cầu Ấn độ giúp Việt nam thiết lập
một nhà máy chế tạo vũ khí nhẹ. Nhưng chính phủ Ấn độ lúc đó không còn
là chính phủ thiên tả của bà Gandhi nữa, mà là một liên minh hữu phái của
Thủ tướng Desai, nên lời yêu cầu của Giáp bị từ khước tức khắc. Võ
Nguyên Giáp sang tới Nga, giao lại bản dự thảo hiệp ước để Liên xô giữ lại
nghiên cứu, sửa đổi, và rồi hai tuần sau, Thứ trưởng ngoại giao Liên xô
Nikolai Firubin mang trở lại Việt nam, chờ đợi được ký kết vào lúc thuận
tiện. Nhưng kể từ lúc đó, Liên xô đã bắt đầu chuyên chở vũ khí, phi đạn,
radar, MiG 21 tới Đà Nẵng. Những lời công kích Trung hoa của Liên xô
cũng gay gắt hơn. Những chuyên viên quân sự Liên xô cũng bắt đầu đến
nghiên cứu và quan sát các hải cảng và phi trường Cam Ranh, Đà Nẵng,
Cần Thơ, Tân Sơn Nhất.
Trong thời gian đó, ngày 2-7-1978, Campuchia ký thoả ước bất tương xâm
với Thái lan, để dồn hết quân từ các quân khu phía tây sang biên giới phía
đông. Vào cuối năm 1978, quân số Campuchia trú đóng tại biên giới sát
Việt nam lên tới 19 sư đoàn (quân đội Campuchia có tất cả 23 sư đoàn).
Cuối tháng 7 năm đó, Son Sen lên đường đi Bắc kinh.
Tại Bắc kinh, khi gặp Son Sen, Đặng Tiểu Bình thẳng thừng phê bình
đường lối cai trị dã man của Campuchia, và một lần nữa, khuyến cáo
Campuchia nên đoàn kết chống kẻ thù chung là Việt nam, đem Sihanouk
trở lại chính trường, và cải thiện lại uy tín đối với quốc tế. Trung hoa cũng
khuyên Campuchia nên sửa soạn một cuộc chiến tranh tiêu hao, hơn là theo
đuổi chiến tranh quy ước và chính diện với Việt nam. Do sự khuyến cáo
này, tình trạng phân biệt người mới người cũ ở các hợp tác được nới lỏng,
Sihanouk bớt bị cô lập, một số trí thức đã bị gửi đi lao động sản xuất được
gọi về Phnom Penh, ba nhà báo Tây Phương được mời đến Campuchia để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.