đương thời. Các tác phẩm kế tiếp sau đó của ông mang nhiều nét tự truyện,
The New Machiavelli (1911), Marriage (1912), Mr. Bristling Sees It
Through (1916). Ông gọi Thế chiến thứ nhất là “cuộc chiến tranh nhằm
chấm dứt mọi cuộc chiến tranh”, và viết The World Set Free (1914), tiên
đoán về thời đại chiến tranh nguyên tử.
Trong bộ sách tổng quan về lịch sử đưa tên tuổi ông ra khắp thế giới,
The Outline of History (1920), ông viết lời giới thiệu: “không thể có hòa
bình và thịnh vượng chung nếu không có sự hiểu biết chung về lịch sử”.
Cuối năm 1920, nhận lời mời của Maxim Gorky, ông sang thăm Liên Xô.
Sau đó Wells gom các bài đã đăng báo để in cuốn Russia in the Shadows
(1921), cho chủ nghĩa Marx là không tưởng, nhưng kêu gọi phe đồng minh
không can thiệp vào nội bộ của Liên bang Xô viết. Ông xuất bản The
Science of Life (1930) và The Work, Wealth and Happiness of Mankind
(1932) để đi kèm với bộ The Outline of History.
Khi phong trào phát xít bành trướng, Wells trở nên ít lạc quan hơn.
Trong The Shape of Things to Come (1933) ông tiên đoán chính xác chiến
tranh thế giới sẽ xảy ra năm 1939. Ông xuất bản bộ hồi ký hai tập
Experiment in Autobiography (1934), và ngày càng bi quan khi thấy những
tiên đoán kinh khủng của mình trở thành sự thật: “Thực tại lấy ra từ một tờ
trong sách của tôi.” Tác phẩm cuối cùng của ông, Mind of the End of Its
Tether (1945), tiên đoán về một nền văn minh u ám.
Ông mất ngày 13 tháng Tám năm 1946 tại Luân Đôn. Tập ba trong bộ
hồi ký của ông, H. G. Wells in Love, xuất bản năm 1984.
Jules Verne và H. G. Wells được coi là hai nhà văn mở đường cho thể
loại tiểu thuyết khoa học giả tưởng. Tuy nhiên, bút pháp của họ rất khác
nhau. Verne khai thác các khám phá mới của khoa học để dựng truyện,
Wells hình dung ảnh hưởng của nó đối với đời sống loài người. Verne nhìn
mặt tích cực mà khoa học mang lại, Wells cảnh giác về mọi hậu quả tốt xấu
của nó. Mặt khác, như nhiều tác giả cùng thời được trả nhuận bút theo số
chữ, văn của Wells nhiều khi cầu kỳ và dài dòng, thường đảo ngược trật tự