đội trời chung; c) những đòi hỏi của ông đúng đắn hơn, dân chủ tự do, tôn
trọng con người hơn... Tôi không dám nói những tiền gỉả định trên là đúng
hay sai (chưa có phán quyết của Toà án) nhưng tôi nghĩ có thể có những
tiền giả định khác liên hệ cũng đáng cân nhắc, chẳng hạn:
Nhục hay không nhục khi theo Mỹ thì chúng ta đều biết cả, việc gì
phải chờ tới cộng sản nói ra mới là bị làm nhục? Ðể cộng sản viết thì
nhục, còn để người Mỹ viết thì không nhục sao?
Việt Cộng có thể là kẻ thù của anh nhưng không phải là kẻ thù của Mỹ
thì sao? Có thể bắt Mỹ theo ý của cộng đồng Việt Nam tại Mỹ không?
Như vậy là dân chủ hay giáo điều, áp đặt (ngược)?
Vụ kiện giúp mở rộng dân chủ, tự do, tôn trọng con người hơn? Hãy
giới hạn trong phạm vi đại học mà thôi. Luận án nào cũng cần được
phản biện, phản biện càng mạnh mẽ, hùng hồn chừng nào mà luận án
vẫn đứng vững thì càng chứng tỏ giá trị của luận án, có gì đâu phải e
ngại. Không những phản biện bằng những tài liệu một phía, mà dùng
tài liệu từ nhiều phía càng tốt. Như vậy mới thể hiện tinh thần khoa
học, dân chủ, tự do của nghiên cứu đại học; nếu không, trong khi đòi
dân chủ, tự do, khoa học, chống kỳ thị vô tình chúng ta chẳng rơi vào
giáo điều, kỳ thị, phản dân chủ tự do, phản khoa học?
Vụ kiện WJC còn đang tiếp tục, thắng bại chưa ngã ngũ. Biết đâu việc áp
đặt “ngược” của người Việt hải ngoại với Mỹ thành công thì sao. Như
người chủ của đất nước, chúng ta không những viết về cộng đồng người
Việt tại Hoa Kỳ, đuổi mấy ông Việt Cộng về nước, mà viết cả về cộng đồng