thuyết công lợi của Mill như là thuyết công lợi về hành vi và quy tắc.
Bài của David Lyon bàn về vấn đề: phải chăng và trong chừng mực
nào nguyên tắc về tính công lợi thỏa ứng được sự công bằng và sòng
phẳng.
Ryan, A: “John Stuart Mill”, London/Boston 1974. Quyển nhập môn
trình bày cặn kẽ về hành trình tư tưởng của Mill. Trình bày tương đối
ngắn về triết học lý thuyết của Mill, trong khi bàn khá nhiều về triết
học thực hành, nhất là các quan niệm của Mill về chính trị.
Scarre, G: “Logic and Reality in the Philosophy of John Stuart Mill”,
Dordrecht/Boston, London 1989. Quyển sách tập trung nghiên cứu
phần triết học lý thuyết của Mill. Trên cơ sở lý giải quan niệm của
Mill về Logic học, về lý thuyết suy luận diễn dịch và quy nạp và về
thuyết duy nghiệm, Scarre cho rằng giữa thuyết duy cảm và thuyết duy
thực của Mill có một sự mâu thuẫn không thể giải quyết được.
Skorupski, J: “John Stuart Mill”, London/New York 1989. Trình bày
cặn kẽ và chi tiết về toàn bộ tư tưởng của Mill: Thuyết duy nhiên và
sự phản bác tri thức tiên thiên của Mill được trình bày rất sâu và được
đặt vào trong mối quan hệ với triết học thực hành và triết học chính trị
của Mill.
III. Nghiên cứu định kỳ
The Mill Newletters, Toronto University Press, Toronto, 1965 và tiếp
(tạp chí thường xuyên và cập nhật về và chung quanh J. S. Mill).
IV. Các bài viết bằng tiếng Việt
Nguyễn Trọng Chuẩn/Nguyễn Văn Trọng: Dẫn luận và Lời bạt cho bản
dịch Bàn về Tự do (NXB Tri thức 2005) của Nguyễn Văn Trọng.
Bùi Văn Nam Sơn: “Đọc lại Bàn về Tự do của John Stuart Mill”, trong
Trong ngần bóng gương, tập Kỷ yếu mừng GSTS Đặng Đình Áng 80 tuổi,
NXB Tri thức, 2007.