tay trồng đã khác xưa. Ngắm cây tỳ bà, Cát Niên rất dễ nhớ lại một câu văn
của Quy Hữu Quang (3):
“Nhà có cây tỳ bà, tự tay trồng năm vợ tôi mất, giờ đã um tùm xanh
tốt.”
(2). Thành ngữ “Giấc mộng Nam Kha”, được dùng để hình dung cõi
mộng hoặc một mơ ước không thể thực hiện được của một người nào đó.
(3). Quy Hữu Quang (1506 – 1571) một viên quan và cũng là một tác
gia tản văn thời nhà Minh.
Hoàn cảnh này, nỗi thê lương ẩn sau giọng bình tĩnh, giờ cô đã có thể
hiểu được.
Nhưng cô đâu cần thê lương. Bình Phượng từng mắng cô ngốc, nhận
nuôi một đứa trẻ chẳng có quan hệ huyết thống, hơn nữa, đứa trẻ này liệu
có phải cốt nhục của người xưa hay không còn chưa chắc chắn, trên đời
làm gì có chuyện trùng hợp như thế, có lẽ cái gọi là trực giác chẳng qua chỉ
là sự nhầm lẫn của Cát Niên. Cát Niên không phản bác, có thể Bình
Phượng đúng. Vì vậy cô đặt tên cho đứa bé là Phi Minh. Hiểu quá rõ chưa
hẳn đã là hạnh phúc. Cô chọn cách nghe theo trái tim mình.
Gió thổi qua bức tường thấp bao quanh khu vườn làm bóng cây đung
đưa, nghe nói cây tỳ bà này đã kết trái. Thế giới của Cát Niên luôn chỉ có
mình cô, Vu Vũ là người thường qua lại gần gũi nhất, nhưng trước sau chưa
từng gõ cửa bước vào. Giờ trái lại, Cát Niên cảm thấy như anh đang ở đây,
anh đã quay lại, bầu bạn cùng cô và con, chỉ có điều cô không trông thấy.
Cát Niên xòe bàn tay, chiếc lá Vu Vũ tặng cô bị gió thổi tới gốc cây. Thế
giới của cô chưa từng viên mãn như thế này.
Cô nhìn về phía góc tường trống không mỉm cười, với tay đóng cổng.