CHÓ SỦA NHẦM CÂY - Trang 39

người tốt có thể vượt lên hay định mệnh phải trở thành kẻ thất bại? Liệu người tốt
có thật sự về đích cuối cùng?

Câu trả lời không hẳn toàn màu hồng, nhưng cũng không phải không còn tin

tốt nào để chúng ta phải nguôi hy vọng.

Dù vậy, có lẽ chúng ta nên bắt đầu tháo gỡ câu đố này bằng việc khởi đầu

với những tin xấu.

Trong ngắn hạn, đôi khi làm kẻ xấu coi vậy mà lại tốt hơn.
"Làm việc chăm chỉ, chơi đẹp, và bạn sẽ vượt lên phía trước," đó là câu

người ta thường chém. Ờ, xin lỗi, nhưng có rất nhiều bằng chứng cho thấy điều
này không đúng. Người ta nghĩ rằng nỗ lực chính là nhân tố số một dự báo thành
công, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng, đó thực ra chính là nhân tố dự báo thành
công tệ nhất.

Vẻ bề ngoài thường thắng tính thật thà tại sở làm. Theo giáo sư Jeffrey

Pfeffer từ Trường Kinh doanh Stanford, chuyện chăm chút suy nghĩ của sếp về
bạn quan trọng hơn hẳn việc thực sự cày chăm chỉ. Một nghiên cứu cho thấy
những người để lại ấn tượng tốt thường được đánh giá tích cực hơn những người
làm việc chăm chỉ nhưng không biết cách diễn cho khéo.

Mà ta cũng không lạ lẫm gì những kẻ liếm mông bợ đít nữa. Vậy nịnh bợ

sếp có hiệu quả không? Nghiên cứu cho thấy nó mạnh đến nỗi tỏ ra hiệu quả
ngay cả khi sếp biết rằng bạn không thành thật. Jennifer Chatman, một giáo sư tại
uc Berkeley, đã thực hiện một nghiên cứu để xem khi nào chuyện nịnh bợ phản
tác dụng... Nhưng cô không tìm được một trường hợp nào cả.

Pfeffer cho rằng chúng ta nên dừng việc nghĩ là thế giới này vốn công bằng.

Ông nói thẳng:

Bài học từ những người đã giữ được việc lẫn mất việc cho thấy, miễn là bạn

khiến cho sếp mình vui thì chuyện kết quả công việc thực sự không mấy quan
trọng nữa; và ngược lại, nếu làm sếp phật lòng, kết quả công việc cũng chẳng cứu
nổi bạn đâu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.