khoa Y ở Paris và rất say mê môn sư phạm, đặc biệt là vấn đề giáo dục lao
động và thể lực cho tuổi trẻ. Pascal Grusse từng tham gia hoạt động chính
trị, viết báo và năm 1870 là chủ bút báo “Marseillaise”, một tờ báo chủ
trương đoàn kết các chiến sĩ đấu tranh cho nền cộng hòa, công khai lên án
sự thối nát, phản động của chính phủ tư sản, công kích hoàng đế Napoleon
III và phe cánh. C. Mác đã chăm chú đọc tờ "Marseillaise" và trong thư viết
cho F.Enghen, người đã nhận xét: Pascal Grusse là "một người rất đắc lực,
tính cách mạnh mẽ và dũng cảm". Sau đó, Pascal Grusse đã tham gia công
xã Paris và trở thành ủy viên của Hội đồng Công xã, phụ trách ủy ban đối
ngoại (Bộ trưởng ngoại giao). Tuy nhiên, cũng như nhiều người lãnh đạo
Công xã Paris khác, ông chưa phải là nhà cách mạng vô sản.
Sau khi công xã Paris thất bại, Pascal Grusse bị bắt và bị đày ra đảo
Calédonia Mới. Năm 1874, ông đã vượt ngục sang sinh sống ở Úc, rồi ở
Anh. Năm 1880, sau khi được ân xá, ông trở về Pháp và được mời cộng tác
với "Tạp chí giáo dục và giải trí". Và dưới bút đanh André Laurie, ông đã
cho ra mắt bạn đọc nhiều cuốn sách, tiểu thuyết và và truyện vừa, trong đó,
thành công nhất là loạt sách nhiều tập "Sinh hoạt học đường ở tất cả các
nước", đề cập những quan điểm sư phạm mới của ông. Các tiểu thuyết
phiêu lưu mạo hiểm “Thuyền trưởng Trafalgar", "Người kế tục Robinson”
và tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Từ New York đến Brest trong 7 giờ"
của ông, ngay sau khi ra mắt đã được dư luận bạn đọc đánh giá cao.
*****
“Chú bé thoát nạn đắm tàu” thuộc số tiểu thuyết thành công của cả hai tác
giả.
Thực ra, người đầu tiên nảy ra ý định viết cuốn tiểu thuyết này là André
Laurie. Nhưng vốn cảm phục J. Verne, "bậc thầy" về loại truyện phiêu lưu
mạo hiểm và khoa học viễn tưởng, và để cho cuốn tiếu thuyết có đầy đủ
những kiến thức địa lý phong phú, nhất là những kiến thức địa lý về vùng