điều này củng cố quan điểm khi chúng ta gán một mục đích cho một
cái gì đó, phù hợp với những gì nó được tạo ra, thì tầm quan trọng
của mục đích ấy được xác định với người tạo ra hoặc người sử
dụng, không phải trong chính vật thể.
Bây giờ hãy xem xét một ví dụ giả thuyết trong đó đối tượng được
tạo ra có ý thức. Hãy tưởng tượng một tương lai đen tối nơi con
người được nhân giống trong các phòng thí nghiệm để thực hiện một
số chức năng nhất định, giống như kịch bản trong Thế giới mới dũng
cảm (Brave New World) của Aldous Huxley. Hãy tưởng tượng một
người đã được tạo ra với mục đích làm sạch nhà vệ sinh. Nếu người
đó hỏi ý nghĩa hay mục đích của cuộc sống là gì thì chúng ta có thể
nói, theo một nghĩa chính xác, "để làm sạch nhà vệ sinh". Nhưng
bằng cách làm như vậy, chúng ta đã trả lời câu hỏi hiện sinh quan
trọng về ý nghĩa của cuộc sống sẽ là vô lí. Nói tóm lại, một mục đích
hay ý nghĩa được gán cho một sinh vật bởi người tạo ra nó không
nhất thiết là loại mục đích hay ý nghĩa mà chúng ta đang tìm kiếm và
tự hỏi: ý nghĩa của việc song là gì đối với chúng ta. Nếu mục đích
duy nhất trong cuộc sống là phục vụ mục đích của người khác thì
chúng ta không còn là những sinh vật có giá trị theo cách riêng của
chúng ta, và chúng ta chỉ đơn thuần trở thành công cụ cho người
khác, như dao rọc giấy hoặc nhân viên vô tính.
Đây là lí do tại sao niềm tin vào một người sáng tạo như Chúa
không tự động cung cấp ý nghĩa cho cuộc sống. Tuy nhiên, nó có thể
thỏa mãn mong muốn của một số người về ý nghĩa theo một trong
hai cách. Đầu tiên là nếu người đó quyết định họ hạnh phúc chỉ cần
làm theo ý Chúa. Phục vụ Chúa là một mục đích đủ tốt trong cuộc
sống cho họ. Điều này có vẻ lì lạ đối với tôi, vì tôi cảm thấy khó tưởng
tượng tại sao Chúa lại muốn tạo ra những sinh vật như chúng ta chỉ