phải làm gì với chính mình lúc này". Thông thường, vì những người
này luôn đặt ra và hướng đến mục tiêu nên trong trường hợp này
phản ứng của họ là đặt mục tiêu khác và quay trở lại với guồng quay.
Điều này chỉ nêu bật vấn đề liên kết ý nghĩa cuộc sống qua chạt chẽ
với thành tích mục tiêu: cuộc sống không bao giờ có thể thực sự hài
lòng ngoại trừ trong một vài khoảnh khắc xung quanh kết quả đạt
được ứng với mỗi mục tiêu. Trong tất cả các thời điểm khác, bạn
hoặc đang làm việc cho mục tiêu tương lai hoặc nhìn lại thành tựu
trong quá khứ.
Làm thế nào để bạn theo đuổi điều đó?
Vấn đề có thể được nhìn nhận dưới góc độ triết lí nhiều hơn bằng
cách cân nhắc làm những gì có giá trị. Ví dụ, vì tôi có một cuộc sống
thú vị, hôm nay tôi sẽ mua một số thứ ở cửa hàng tạp hóa. Tại sao tôi
lại dành thời gian quí báu để làm một cái gì đó nhàm chán? Lí do là
tôi cần thức ăn để ăn. Nhưng tại sao tôi phải bận tâm việc ăn uống?
Có hai lí do: một là tôi thích nó và hai là tôi cần thức ăn để sống. Vậy
tại sao phải sống? Và cứ như thế tiếp tục.
Nếu chúng ta áp dụng nguyên tắc này rộng rãi hơn thì chúng ta có
thể thấy chúng diễn ra như thế nào, nếu chúng ta hỏi tại sao chúng ta
làm bất cứ điều gì trong cuộc sống thì cuối cùng chúng ta có những
thứ mà ta thấy trong bản thân những việc đáng giá để làm hay không
một cách đơn giản chỉ để đáp ứng được mục tiêu nào đó. Nếu chúng
ta trở nên quá cố định với mục tiêu của bản thân thì chúng ta có nguy
cơ bỏ lỡ điểm quan trọng này.
Điều đó không có nghĩa là việc đạt được các mục tiêu không thể
làm cho cuộc sống thêm phần ý nghĩa. Mục tiêu có thể đóng một vai