Cụ Nghè Móm ngừng tay mài hòm son trong đĩa, chăm chăm nhìn
bạn.
- Bây giờ tổ chức những cuộc chơi thả thơ, ý bác nghĩ thế nào?
- Cũng khó lắm. Hồi tôi còn tại chức, có lúc thì tôi đánh thơ ở nhà, có
lúc thì lên quan Đốc trên tỉnh, không mấy thắng là không có một cuộc hội
họp. Mà tôi nghiệm cái giống thả thơ càng hay chữ càng hay thua cay. Có
lắm đêm tôi mất đến mười mấy quan tiền đồng mà không trúng lấy được
một chữ.
- Cụ Phủ dạy như thế thì nhầm rồi. Cứ gì phải được tiền. Vả chăng,
người thua có mấy khi là người dốt chữ đâu, và kẻ được thường cũng
không dám tự đắc lên mặt sành thơ. Ở vùng đây lám người cũng muốn chơi
lắm nhưng tự xét không đủ tư cách để thả thơ cho ra hồn, nên chưa có cái
lối hội họp như vậy. Tôi muốn được biết ý cụ về việc thả thơ này.
- Tôi bỏ đã lâu ngày rồi. Nếu cố định chơi thì phải đọc lại thơ mất một
dạo và, vòng cho đủ chữ một túi tơ, kể cũng công phu lắm. Điều tôi ngại
nhất nữa, là bây giờ tuổi tác rồi. Bây giờ lại bày trò vui đó, e có mệt cho
tinh thần. Đã thả thơ thì phải ồn ào mới vui. Còn trẻ trung gì cho nó can.
Mà cụ tưởng ở đây ai đánh nổi. Chữ nghĩa đâu mà làm cái vốn. Họ dốt chữ,
họ thua thơ, mình ăn tiền của họ đã không lấy gì làm hứng thú lại còn mang
tiếng rất nhiều nữa.
- Nếu mình cứ thả thơ luôn ơ đây, những người ở vùng quanh sẽ tới.
Tôi sẽ rao lên. Cụ kêu người đây ít chữ; kệ họ. Họ mất tiền mà được lạm dự
vào làng thơ phú, họ phải lấy làm sung sướng. Mà bọn nhà nho nghèo như
anh em mình, nhiều lúc cũng nên cho họ chơi trèo một chút, miễn là họ
phải trả tiền. Tục lệ ở hương thôn, khi bán nhiêu bán xã, mua quan viên
cũng không ra noài cái ý đó. Vậy bác để tâm đến việc này. Từ mai bác đọc
lại các tập thơ cổ, tìm sẵn những chữ “vòng” chữ “thả” thì vừa. Cô Tú nhà
ta giọng trong và ấm tiếng lắm.