Tụi trò nhỏ nhìn nhau cười khúc khích và khi bị cô Tú xua đuổi lên
nhà học trên đều ngoái cổ lại cười, nói một loạt với người con gái lớn của
thầy học:
- Bây giờ các em nhớn, học giỏi được lên tập bài trên trường quan Đốc
tỉnh, mỗi khi về thăm lại thầy, chị thả thơ cho các em đánh với nhá.
Đêm mười bốn tháng tám là cuộc thả thơ lần thứ haicủa cụ Nghè
Móm. Lần trước thả vào thượng tuần tháng bảy; lần này cụ Nghè Móm
chọn ngày mười bốn, có người hỏi tại sao không để đến ngày rằm, cụ nói:
- Trăm mười bốn bao giờ cũng khéo hơn trăng rằm. Ngày mười bốn là
ngày vừng trăng đi tới chỗ toàn thịnh. Ngắm vừng trăng rằm, người tinh ý
sẽ nhận thấy cái vẻ sắp tàn của một vật gì đã mãn khai trong có một thì.
Những người có chút kinh nghiệm, đề chịu lời của ông già nhận xét là
chí phải.
Vừng trăng mười bốn lúc chếc vhề đoài đã in một cục bóng thẫm và
dài trên mặt con sông trắng và lạnh như thỏi thiếc vừa nguội. Đấy là bóng
chiếc nhà bè lợp lá gồi mà trong đó, cụ Nghè Móm đang ngồi làm nhà cái,
thả thơ cho hàng chục con người đánh. Người ta đang sát phạt nhau bằng
tiền, đem cái may rủi cả vào đễn cõi văn thơ và trên mặt nước sông thu,
tiếng ngâm một câu thơ được cuộc, tiếng ngâm một câu thơ thua cuộc mất
ăn tiền, những tiếng đó đều âm hưởng trên làn nước lạnh, thanh âm nghe
trong trẻo, du dương và thái bình như tiếng vang của một hội tao đàn nào.
Mỗi buổi tối thả thơ, cô Tú đều ngồi bên cạnh cha. Cô bận tay đỡ cái
túi thơ của cụ Nghè Móm mở lấy ra từng lá thơ đặt vào lòng chiếu cho làng
chọn chữ đặt tiền. Đôi khi có kẻ chọn phải một chữ rất quê kệch mà lại
túng vào chữ ăn tiền, cô Tú tủm tỉm nhìn mãi nhà ocn đang vơ tiền, chừng
như muốn bảo thầm người được tiếng bạc đố chữ đó: “Đấy ông xem, ở đời
ăn nhau ở may rủi, chứ chữ nghĩa tài hoa màđã làm gì, phải không ông?”.