CHÚA RUỒI - Trang 9

trên một hoang đảo ở Nam Thái Bình Dương sau khi chiếc máy bay

chở chúng đi sơ tán bị trúng đạn trong một cuộc chiến tranh nguyên

tử.

Cũng bối cảnh là hoang đảo, nhưng khác với loại chuyện phiêu

lưu có hậu kiểu Robinson Crusoe hay Đảo giấu vàngChúa Ruồi

một câu chuyện ngụ ngôn, tư tưởng của tác giả ẩn sau rất nhiều ẩn

dụ và biểu tượng.

Mới đầu, khoảng hai mươi nhà xuất bản ở Anh đã từ chối bản

thảo của Golding. Cuối cùng, cuốn sách được nhà xuất bản Faber
and Faber tại London phát hành, song chẳng gây được tiếng vang gì.

Tuy nhiên, hai, ba năm sau, cuốn tiểu thuyết được nồng nhiệt đón

nhận ở Mỹ. Điều này không thể giải thích rằng “Bụt chùa nhà không

thiêng”, mà vì người dân Anh mới trải qua hai cuộc thế chiến thảm

khốc chỉ trong vòng hơn hai mươi năm, họ đâm ra kỵ loại truyện có
nội dung u ám, bi quan. Từ đó, Chúa Ruồi trở nên nổi tiếng, được

đưa vào giáo trình văn học ở Anh, Mỹ và nhiều nước Châu Âu, tác

phẩm còn được dựng thành phim hai lần – năm 1963 và 1990.

Sau Chúa Ruồi, Golding còn cho ra đời nhiều tác phẩm khác,

phần lớn đều mang nỗi trăn trở của ông về hai chữ Thiện và Ác của

con người.

Năm 1980, Những nghi lễ của chuyến đi (Rites of Passage), tập đầu

trong bộ truyện ba quyển với chủ đề tương tự Chúa Ruồi, đoạt giải

Booker.

Năm 1983 Golding được trao giải Nobel văn học vì sự nghiệp

của ông.

Năm 1988 ông được Nữ hoàng Elizabeth II ban tước Sir.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.