PHỤ LỤC F
I
CÁC NGÔN NGỮ
VÀ TỘC DÂN KỶ ĐỆ TAM
Ngôn ngữ được thể hiện bằng tiếng Anh trong cuốn sử này là Tây ngữ
tức “Ngôn Ngữ Chung” ở miền Tây Trung Địa vào Kỷ Đệ Tam. Cho tới
cuối kỷ nguyên đó, đây đã trở thành tiếng mẹ đẻ của gần như mọi giống dân
biết nói (trừ dân Tiên) sống trong phạm vi các vương quốc cổ Arnor và
Gondor; nghĩa là suốt dọc bờ biển từ Umbar trở lên Bắc cho tới mãi Vịnh
Forochel, và đổ vào đất liền đến tận Dãy Núi Mù Sương và dãy Ephel
Dúath. Nó cũng lan rộng lên phía Bắc ngược dòng Anduin, phổ biến trong
miền đất giữa Sông Cả và dãy núi cho đến tận Đồng Diên Vĩ.
Vào thời điểm xảy ra Nhẫn Chiến đánh dấu đoạn kết kỷ nguyên này,
đấy vẫn là phạm vi vùng đất dùng Tây ngữ làm tiếng mẹ đẻ, dù giờ Eriador
đã nhiều phần bị bỏ hoang và chỉ còn rất ít Người sống bên bờ Anduin giữa
sông Diên Vĩ và thác Rauros.
Một số ít Người Hoang cổ đại vẫn còn ẩn núp trong Rừng Drúadan ở
Anórien; và trên các đồi vùng Dunland còn sót lại tàn dư một dân tộc cổ,
xưa từng sinh sống ở hầu khắp Gondor. Những giống người này bảo tồn
ngôn ngữ gốc của mình; trong khi đồng cỏ Rohan nay trở thành quê nhà
một tộc người miền Bắc, người Rohirrim, tới đây định cư vào khoảng năm
trăm năm tmớc. Nhưng Tây ngữ vẫn được dùng làm ngôn ngữ thứ hai để