phong kiến Trung Quốc. Ngược lại là Bá đạo: chính sách dùng vũ lực,
cường quyền để trị thiên hạ; Bá đạo còn có nghĩa là ngang ngược xấc láo.
Matteo Ricci: Nhà truyền đạo thiên chúa, 1552 - 1610, tên chữ Hán là Lợi
Mã Đậu (Li Ma - T'eou), 1582 đến Trung Quốc, 1601 đến Bắc Kinh, quen
nhiều học giả ở đây, có công giới thiệu khoa học tự nhiên phương Tây cho
Trung Quốc. An Nam: tên cũ do triều đại nhà Đường Trung Quốc đặt cho
Việt Nam. Miến Điện: Tên cũ của Myanma. Nguyên văn chữ Hán: Tế
nhược phù khuynh. Khí Châu Nhai Nghị: 'Bàn việc bỏ quận Châu Nhai'.
Năm 112 tr.CN. Hán Vũ Đế chinh phục nước Nam Việt (ở vùng Quảng
Đông, đảo Hải Nam), lập 9 quận trên đảo Hải Nam, trong đó có quận Châu
Nhai. Nhưng quận này thường xuyên nổi lên chống nhà Hán; quân nhà Hán
bất lực không đàn áp nổi. Năm 46 tr. CN, Hán Nguyên Đế trưng cầu ý kiến
quần thần giải quyết vấn đề này. Các quan đề nghị bỏ quận Châu Nhai, nhà
vua chấp nhận và hạ chiếu chính thức bỏ quận Châu Nhai. Nguyên văn chữ
Hán: Bất thị sát nhân giả năng nhất chi, là một danh ngôn của Mạnh Tử.
Sách sử Trung Quốc in nhầm thành Tây Ban Nha, người dịch sửa lại cho
đúng với lịch sử. Đại đế Peter: 1672 - 1725, tức Pi - Ốt Đại đế nước Nga
(1628 - 1725), Sa Hoàng đầu tiên thực hành cải cách hành chính, phát triển
công thương nghiệp và văn hóa giáo dục, xây dựng lục quân và hải quân
chính quy, tiến hành bành trướng ra ngoài biên giới. Vasscoda Gama: người
Bồ Đào Nha, 1460 - 1524, nhà hàng hải đầu tiên khám phá tuyến hàng hải
từ Châu Âu vòng qua Mũi Good Hope đến Ấn Độ (1497 - 1499), phát hiện
ra Ấn Độ, 1524 làm Tổng đốc Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha. Chỉ Qua Vi Vũ
止戈为武 : Trong Hán tự , chữ 'Vũ'武(Võ) (trong vũ lực, vũ khí) do chữ
'Chỉ'
止(dừng lại) và chữ 'Qua'戈(cây giáo, một thứ vũ khí thời xưa) họp
thành; 'Chỉ Qua' là 'Ngưng giáo' (tức không chiến đấu) cấu tạo thành chữ
'Vũ'
武. Chỉ Qua Vi Vũ còn được dùng như một thành ngữ, với nghĩa: võ
công chân chính là võ công chấm dứt được chiến tranh; về sau lại có thêm
ý: võ công chân chính là võ công chấm dứt được chiến tranh; về sau lại có
thêm ý: võ công chân chính là không dùng vũ lực mà khuất phục được đối
phương. Chỉ Qua Vi Vũ là luận điểm nổi tiếng do Sở Trang Vương nêu ra
đầu tiên. Ý nói người giỏi quân sự đều hết sức tránh chiến tranh mà cố gắng