các nước Phương Tây bắt nạt và xâm lược. Trung Quốc cho rằng chính
sách này nhằm để quân bình lợi ích các nước phương Tây trong việc xâu xé
Trung Quốc. .sup">(66). Năm 1904 Roosevelt nêu “suy luận” về chủ nghĩa
Monroe là hành động tăng cường sự chuyển biến đó.
Chiến tranh Phổ - Pháp: diễn ra trong thời gian 1/1870 - 5/1871, do Pháp
tuyên chiến trước, kết thúc bằng thằng lợi của Phổ, đem lại sự thống nhất
Đế Chế Đức dưới sự cai trị của vua WilhelmI và đánh dấu sự sụp đổ của
hoàng đế Pháp Napoléon III vad Đệ nhị đế chế Pháp, sau đó được thay
bằng nền Cộng hòa thứ III. Vùng Alsace - Lorraine bị Phổ chiếm cho đến
khi Thế chiến I kết thúc. Hồi ấy Bismarck đang là Thủ tướng phục vụ triều
đình Hoàng Đế Phổ Wilhelm I. .sup">(67), Phổ thắng Pháp, Hoàng đế Pháp
bị bắt làm tù binh. Nhưng nội bộ nước Phổ xảy ra sự chia rẽ sâu sắc về
chính sách đối với Pháp. Đại sứ Đức tại Pháp nhiệm kỳ đầu tiên là Harry
von Arnim chủ trương khôi phục chế độ hoàng đế của Pháp. Nhưng xuất
phát từ mục đích chiến lược muốn Pháp trở nên bị cô lập, rối ren và suy
yếu để sau này khó có thể cạnh tranh với Đức, Bismarck chủ trương khôi
phục nền cộng hòa Pháp. Bismarck cho rằng một chính quyền cộng hòa
không ổn định sẽ ở vào trạng thái cô lập bị cách ly trong một châu Âu mà
chế độ quân chủ chiếm địa vị thống trị. Năm 1872, trong một bản tấu trình,
Bismarck viết: “Đối với châu Âu vương triều liên hợp, quả núi lửa Paris
(chính quyền cộng hòa không ổn định) không có chút nguy hiểm nào, nó sẽ
tự cháy tự tắt”. Bismarck kiên trì để Pháp lập chế độ cộng hòa, để Pháp như
một quả núi lửa không ổn định suốt ngày phun ra dân chủ, rơi vào tình
trạng rối ren mất ổn định - đây là trạng thái lý tưởng có lợi nhất cho nước
Đức. Nhưng Arnim ngoan cố kiên trì ý kiến của mình, cuối cùng ông này bị
cách chức và bị tố cáo phạm tội phản quốc.
Nghị viện chế hiến (hoặc lập hiến): constituent assembly. .sup">(68) có
quyền lập pháp và quyền giám sát chính phủ nhưng không được thay chính
phủ nắm chính quyền. Chính phủ nên “có chức, có quyền và ổn định”. Do
chính phủ lâm thời chỗ nào cũng bị Nghị viện Chế hiến cản trở níu kéo,
ngày 20 tháng 1 năm 1946 De Gaulle tức giận từ chức. Mãi cho tới tháng 9