22/9/1985 tại khách sạn Plaza (Plaza nghĩa là Quảng trường), thành phố
New York; nội dung chính là hạ giá đồng dollar Mỹ so với đồng Yên Nhật
và đồng Mác CHLB Đức. Nguyên văn bản tiếng Trung Quốc là 1988, có lẽ
là in nhầm, người dịch sửa là 1998. Bức màn sắt (Iron Curtain) là từ để gọi
biên giới địa lý, biến giới tư tưởng mang tính biểu tượng chia cắt Châu Âu
thành hai khu vực riêng từ cuối Thế chiến II đến cuối Chiến tranh lạnh
(1991). Tháng 2/1946, Stalin phát biểu khẳng định Chủ nghĩa Cộng sản sẽ
thắng và Chủ nghĩa Tư bản sẽ bị lật đổ, Liên Xô quyết tâm thiết lập chế độ
Cộng sản ở Đông Âu. Trong diễn văn 'Nguồn tiếp sức cho Hòa Bình' tại
Đại học West - minster ở Fulton, Missouri (Mỹ) ngày 5/3/1946 , Winston
Churchill (lúc này không còn là thủ tướng, nhưng vẫn có tiếng nói mạnh
mẽ trên chính trường Anh) phản đối việc Stalin lập 'Bức màn sắt' ở Đông
Âu, coi đó là biểu tượng chia cắt Châu Âu. Churchill kêu gọi Mỹ ngăn chặn
Stalin lôi các nước Tây Âu vào bên trong bức màn sắt. Bản tiếng Trung
Quốc in sai là Georger Tanya. Người dịch đã tra cứu lại, tên chính xác là
Georger Santayana, 1863 - 1952, nhà thơ và triết gia Mỹ gốc Tây Ban Nha.
Câu cách ngôn này nguyên văn là 'Those who cannot remember the past are
condemned to repeat it'. (Ai quên quá khứ thì sẽ bị lên án là lặp lại quá
khứ). Nguồn: ' The Life of Season'. China's strangery for of strang nation
xuất bản năm 2007. Trung Mỹ quốc: tiếng Anh Chimerica; do Niall
Ferguson (người Anh, giáo sư môn lịch sử tại Đại học Harvard) và Moritz
Schularick (phó giáo sư kinh tế học tại John F. Kennedy Institute of the
Free University of Berlin) đưa ra cuối năm 2006. Năm 1812 Châu Âu chìm
trong chiến tranh, Hoàng đế Pháp Napoléon đưa đại quân tấn công Nga, kết
quả đại bại, binh sĩ chết gần hết do đói rét; nhân dịp đó nhiều nước Châu
Âu (kể cả Anh) nổi lên chống Pháp. Cũng năm đó Mỹ tuyên chiến với Anh;
quân đội Anh chiếm thủ đô Mỹ, lẽ ra Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng vì
Anh đang dốc sức đánh Pháp, chính phủ Anh, sợ thua Napoleon nên không
dám tiếp tục đánh Mỹ mà cuối cùng năm 1814 Anh ký hòa ước vơi Mỹ,
nhờ đó Mỹ thoát nạn chiến tranh (1815 Anh và Phổ thắng Pháp). Vì thế tác
giả nói tai họa của Châu Âu là cơ may của Mỹ. Chính phủ quân phiệt Bắc
Dương: chính phủ của tập đoàn quân phiệt phong kiến do Viên Thế Khải