quân Nguyễn.
Nhưng sau đó thành Bình Định cũng thất thủ, Ngô Văn Sở chạy thoát rồi trà
trộn vào dân tìm đường về với Nguyễn Ánh.
Sau khi diệt được nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long,
dưới một cái tên khác, Ngô Văn Sở được cử làm Quản đạo trấn Thanh Hoa
ngoại (sau này là tỉnh Ninh Bình).
Trong chiến dịch trả thù nhà Tây Sơn, Gia Long phát hiện ra người đứng đầu và
có công ở Thanh Hoa ngoại lại chính là một trọng thần của Tây Sơn, đó là danh
tướng Ngô Văn Sở. Sử nhà Nguyễn, Liệt Truyện chép vì Sở làm việc lâu ở đó
lại giỏi nên Gia Long tha cho tội chết, chỉ cách chức mà thôi. Thực ra, Sở được
tha tội chết không phải vì Sở giỏi trung thành với nhà Nguyễn mà còn vì một lý
do khác nữa…
Ngô Văn Sở, nguyên là người huyện Đăng Xương (Phủ Thừa Thiên-Huế) sau
vào ở làng Thuận Nghĩa, Gia Định. Trong thời gian làm quan ở Thăng Long
(dưới thời Tây Sơn) ông đã kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Đích, sinh con gái
đầu lòng đặt tên là Ngô Thị Chánh. Lớn lên, cô Chánh là người đoan trang nét
ngọc, ăn nói dịu dàng, cần mẫn, thông minh.
Tiếng lành đồn xa… Khi hoàng tử Đảm con thứ tư của Gia Long, đến tuổi lập
phủ thiếp cô Chánh được chọn sau cô Hồ Thị Hoa, người gốc Gia Định. Bà Hoa
sinh ra Miên Tông (sau này là Thiệu Trị) năm 1807, tiếp đó bà Chánh sinh ra
Miên Chính. Nhưng chẳng may Chính mất khi vừa chào đời. Năm 1811, bà
Chánh lại sinh hoàng tử Miên Hoẳng (hoàng tử thứ năm). Sáu năm sau, 1817,
bà sinh hoàng tử Miên Áo (thứ sáu). Qua số hoàng tử sinh ra ta thấy vua Minh
Mạng đã sủng ái bà Chánh là dường nào! Đến năm 1828 bà Chánh sinh hoàng
tử Miên Quần (thứ 40), năm 1833 bà sinh Miên Uyển (hoàng tử thứ 60)… Hơn
hai mươi năm trời từ thuở còn tiềm đế cho đến khi được chọn làm hoàng thế tử
(1816), cũng như lúc lên ngôi (1820) vua Minh Mạng chưa hề rời xa bà Chánh.
Ngoài năm hoàng tử, bà Chánh còn sinh được bốn công chúa (Ngọc Tôn, An