CHUYỆN CÁC BÀ TRONG CUNG NGUYỄN - Trang 44

- Nhất là một, nhị là hai, tam là ba.
Hôm sau, lại vừa sắp vừa đọc:
- Khẩu là miệng, nhĩ là tai, mục là mắt.
Hôm thứ ba trò đã quen, ngồi chờ mẹ viết… bà Thục Tân bận, chưa viết được,
nên bảo con:
- Hãy viết lại những chữ đã học đi con!
Miên Thẩm bất đắc dĩ phải vâng lời mẹ, cậu ngồi yên một chỗ…
Xong công chuyện, bà Thục Tân quay lại “dò bài” thì thấy cậu con đang sắp
một cái mặt người. Bà lấy làm lạ, hỏi:
- Con muốn học vẽ à?
Miên Thẩm không đáp, cứ hý hoáy sắp cho đủ cả hai tai, hai mắt. Bà mẹ lại hỏi:
- Mấy chữ hôm qua con đã quên hết rồi sao?
Bỗng “trò”đứng dậy hỏi “Thầy”:
- Con đố ả (mẹ) giữa này có những chữ gì?
- Nhân diện là mặt người, có đúng không?
- Con có biết hai chữ ấy đâu!
- Thế thì là những chữ gì?
Miên THẩm vừa chỉ vào giữa mặt người vừa nói:
- Đây là nhất khẩu, đây là nhị mục, đây là nhị nhĩ!
Nghe con nói một cách dí dỏm thông minh bà Thục Tân mừng rỡ ôm con vào
lòng hôn lấy, hôn để… Bà sung sướng đặt con ngồi ngay ngắn và dạy tiếp
những chữ khác…
Bà Tiệp Dư, sinh mẫu “Ngài Mười một” Miên Trinh ở viện Đoan Chính, nghe
tin Miên Thẩm đã bắt đầu khai tâm, liền đưa con sang viện Đoan Trang thăm.
Hai bà mẹ ngồi nói chuyện và làm thầy bắt hai ông con phải viết ôn, viết tập…
Hai ông hoàng Mười (Miên Thẩm) và Mười một (Miên Trinh) con vua Minh
Mạng về sau đã trở thành hai nhà thơ lớn thế kỷ XIX của Việt Nam đó là Tùng
Thiện Vương và Tuy Lý Vương. Thi tài của hai ông đã từng được vua Tự Đức,
một ông vua giỏi thơ, khen là: “Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường!” (1).

___________
(1)Thơ mà nói đến Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương thì không còn thời
thịnh Đường về thơ ca nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.