sự việc thân sinh của Vĩnh Thuỵ sau là “hoàng đế Bảo Đại” là con cụ Hường Đ.
Trong khi đi dự họp Nguyễn Phước Tộc ở Phú Tân thày Ưng Đồng thường hay
được chào là “Ông giáo sư em của Cựu hoàng”,lời chào này hàm ý thầy Ưng
Đồng với Bảo Đại là anh em cùng cha.Thày Ưng Đồng cho biết: ”Khoảng năm
1972 thân phụ ta và hoàng tử Bửu Đảo là đôi bạn thân ăn một mâm nằm một
chiếu”.
Ngày 22-10-1913 Vĩnh Thuỵ ra đời thì một tháng rưỡi sau (7-2-1913)Ưng
Linh, con chính thức cụ Hường Đ. cũng ra đời. Hai cậu bé này lớn lên đều to
béo khoẻ mạnh giống nhau, ảnh của hai người đặt cạnh nhau thấy giống như
anh em ruột.
Thày Ưng Đồng còn cho biết thêm: ”Bà ngoại ta thường vào cung Diên Thọ
chào thỉnh an đức Từ Cung.Đức Từ Cung gọi bà ngoại ta (tức là mẹ vợ cụ
Hường Đ.) bằng “dì” dù bà ngoại ta không có họ hàng thân ruột gì với đúc Từ
Cung”.
Bà Từ Cung nhiều lần dặn mẹ cụ Hường Đ.”khi nào Hoàng đế hồi loan,dì cho
thằng Đồng vào đây ở đế nó được nhờ” (Phải chăng bà Từ Cung hàm ý cho
Ưng Đồng vào Nội để hưởng lộc của anh?!).
Đoạn tư liệu trực tiếp nhất là: vào khoảng năm 1934, trong một lần vào Đại Nội
tham viếng hoàng đế Bảo Đại, ông Hường Đ, đã bị mật thám Pháp ngăn trở. Về
nhà ôm đầu bực tức,ông “quở” rằng: ”Đồ chó má! Tau là cha vua mà tụi nó
chẳng nể nang chi”.
Nếu quả thật như dư luận (được thày Phan Văn Dật thuật lại) và như đã ghi một
cách khá rõ trong tài liệu của gia đình cụ Hường Đ.,thì vua Khải Định đã nhận
chú làm con (1)
(Theo lời kể của Phan Văn Dật căn cứ di cảo của Ưng Đồng,tài liệu của
R.Orband và của Nguyễn Đắc Vọng,Ngũ đẳng thị vệ triều Khải Định)