118
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
Nhà Phật dạy phát triển cách nhìn lạc quan là nhìn sự
khác biệt như sự bổ sung cho nhau. Nền văn hóa của nhiều
sắc tộc được tôn vinh khắp thế giới, vì nó thể hiện và giữ
được những sắc thái riêng. Mấy mươi năm trở lại đây, Liên
Hợp Quốc kêu gọi tất cả các quốc gia cần phải duy trì bản sắc
dân tộc, truyền thống, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi cộng
đồng vì sự giữ gìn đó góp phần tạo thành tổng thể giá trị văn
hoá của thế giới con người đa dạng và phong phú.
Nếu đánh mất các đặc trưng đó cũng như đánh mất các hệ
giá trị tinh thần và tâm linh. Không có giá trị văn hoá, đời sống
trở nên nghèo nàn, vô nghĩa. Cần giữ gìn những nét văn hoá đặc
sắc của đất nước để đất nước trở thành cái nôi của hạnh phúc và
hãnh diện. Khi tiếp nhận nền văn hoá theo cách thức vừa nêu thì
những mặc cảm tự ti về dân tộc giữa con người sẽ bị rơi rụng.
Nhờ đó, có thể góp phần đem lại những nét đẹp cho đời!
Nếu quan niệm sự khác biệt về cá tính giữa mình và người,
cách tốt nhất là soi lại chính mình. Nếu hai người giống nhau
100% cùng sống với nhau sẽ tạo thành sự nhàm chán, hoặc cạnh
tranh như cây trong rừng. Nhiều cây cùng chủng loại tạo thành
rừng, nhưng có thể giành chỗ đứng của nhau. Hai dòng nước
gặp nhau có thể tạo thành lũ lụt. Hai ngọn lửa gặp nhau tạo sự
hủy diệt. Hai cây chạm nhau có thể có cây bị gãy…
Quan niệm Ngũ hành tương sinh và tương khắc của
người Trung Hoa cho sự giống nhau chưa chắc đã tốt, vì
giành thế đứng của nhau có thể dẫn đến sự loại trừ. Hai cây
cùng tồn tại trên một mảnh đất sẽ có một cây hấp thụ những
chất phì nhiêu của đất nhiều hơn. Quan sát khu rừng, thấy
những cây rừng có đường kính, chiều cao và những chiếc lá
giống nhau. Thực tế, chúng hoàn toàn khác nhau về chiều
kích, hình dáng, màu sắc và ngay cả giá trị sử dụng, mặc dù
được trồng cùng một giờ, một ngày.