CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 52

46

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

sống. Khi con gà chết đau đớn thì lòng sân hận của nó cũng

tăng trưởng theo. Có thể cảm nhận được lòng sân hận, đau

đớn đó qua tiếng kêu thảm thiết, sự giãy giụa, đập cánh. Rất

tiếc, người chế biến thực phẩm và thực khách không hiểu

được ngôn ngữ loài vật. Nếu hiểu thì họ sẽ phát sợ trước

những câu nói đầy căm phẫn như “tôi căm thù ông, tôi muốn

trả thù ông, tôi muốn giết ông…” của con vật bị giết. Hiểu

được ngôn ngữ thù hằn của vật bị giết, có lẽ thực khách sẽ

không dám ăn thịt nữa.

Một món ăn cầu kỳ khác là sau khi thực khách chọn con

cá chép, người đầu bếp dùng dao bén lát vào thân nó từng lát

và bỏ vào chảo dầu đang sôi cho thịt vừa chín bên ngoài, mà

con cá phải không kịp chết, vẫn còn thoi thóp. Đó là người

đầu bếp giỏi. Ngoài ra, còn nhiều món ăn khác như lấy dao

cắt ngang phần trên đầu của con khỉ đang sống, rồi dùng

muỗng ăn bộ óc của khỉ để mong trị được bệnh phong cùi,

tăng cường trí nhớ, hỗ trợ thận hay tim.

Các món ăn vừa nêu của người hết sức tàn nhẫn đối với

loài vật. Không đáng để gọi là “văn hoá ẩm thực” huống hồ

là “kỳ quan ẩm thực”. Văn hoá ẩm thực hiểu đúng nghĩa là

không làm thương tổn mạng sống loài vật. Theo học thuyết

Duyên khởi của Phật giáo, khi ăn những thực phẩm động vật

là đã nuốt vào cơ thể những độc tố được tiết ra từ cơn sân hận

của con vật trước lúc chết.

Ngoài những ảnh hưởng của môi trường, các công nghệ

phóng thải chất độc, nguồn nước ngầm bị ô nhiễm làm những

chứng bệnh dị dạng ngày càng phát sinh còn có vấn đề ẩm

thực của con người. Giết hại động, thực vật tạo ra mất cân

bằng môi trường sinh thái, gây nỗi hận thù trong tâm thức

của động vật khiến thức ăn chứa đầy độc tố sân hận là điều

không thể phủ định.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.