Chuyển họa thành phúc
24
được ba đời, hai đời, ắt sẽ sinh được con cháu
truyền đủ ba đời, hai đời; cho đến người dứt hẳn
không có con cháu, ấy là do phước đức hết sức
mỏng manh vậy. Nay ông đã biết rõ những điều
sai trái [của mình], những điều đã khiến ông
không thể đỗ đạt đại khoa, không thể sinh con
nối dõi, vậy ông phải hết lòng hối cải, tự thay
đổi, nhất thiết phải lo tu nhân tích đức, nhất
thiết phải bao dung rộng lượng với người, nhất
thiết phải hòa nhã thương yêu kẻ khác, nhất
thiết phải biết gìn giữ bảo dưỡng tinh thần.
“Hết thảy những việc từng làm trước đây,
xem như đã chết từ hôm qua. Hết thảy những
việc từ nay về sau, xem như mới được sinh ra từ
hôm nay. Đó chính là ý nghĩa của việc làm sống
lại thân này. Thân thể bằng xương thịt này tất
nhiên đã có nghiệp quả định sẵn, nhưng cái
thân tinh thần nhân nghĩa đạo đức, lẽ nào lại
không thể [tu dưỡng] để thay đổi được sao?
“Sách Thượng thư, thiên Thái giáp có nói:
‘Tai họa do trời giáng xuống còn có thể tránh
né, tai họa do chính mình tạo ra thì không còn
đường sống.’ Kinh Thi nói: “Lời nói việc làm