Tại sao con người có giọng thanh, giọng trầm?
Chúng ta vẫn thường nghe tiếng nói để phân biệt các đặc trưng như giới
tính, tuổi tác của những người mà chúng ta không nhìn thấy mặt. Tại sao
chúng ta có thể làm được điều này? Nguyên nhân là do giọng nói của mỗi
người mỗi khác, chẳng hạn giọng nói của nam giới trầm thấp hơn giọng nữ,
giọng người trẻ cao và thanh hơn người già. Trong giới ca sĩ, có giọng nam
cao, nữ cao, giọng nam trung, nữ trung, nam trầm, nữ trầm... Tại sao lại
như vậy?
Thì ra, giọng nói của nam giới và nữ giới khác nhau là do cơ quan phát
âm có kết cấu khác nhau. Độ dài và sức căng của dây thanh đới trong họng
sẽ quyết định âm điệu tiếng nói. Khi áp lực khí trong khí quản tăng, dây
thanh đới bị tác động đột ngột và rời khỏi vi trí, sau đó quay lại vi trí cũ. Sự
dao động của thanh đới khiến áp lực khí thay đổi, từ đó tác động đến sự
cộng hưởng âm thanh của khoang miệng, khoang mũi và như vậy con
người có thể phát ra tiếng nói. Giọng nam thường thấp hơn giọng nữ là do
dây thanh đới của nam giới dày và dài hơn của nữ giới, do đó phát ra dao
động có tần số thấp chỉ khoảng 100 - 300 đềxiben. Trong khi đó, dây thanh
đới của nữ ngắn và mỏng, tần số dao động cơ bản khá cao, thông thường là
160 - 400 đềxiben. Thử ví dụ một cách hình tượng, đàn vĩ cầm có kích
thước nhỏ, vách đàn mỏng phát ra âm thanh cao và vang, trong khi đó đàn
viôlôngxen có vách dày, kích thước lớn phát ra âm thanh đầy. Với nam
thanh niên lứa tuổi dậy thì có hiện tượng phá giọng, giọng nói từ cao thanh
trở nên trầm đục, điều này có liên quan đến sự phát triển nhanh chóng của
phần hầu, thanh đới từ ngắn, mỏng trở nên dài và dày. Còn với người già
thanh đới trở nên lỏng lẻo, tiếng nói của họ trầm và khàn.