Tại sao lại dùng đềxiben làm đơn vị đo cường độ
âm thanh?
Chúng ta biết rằng, đềxiben được dùng làm đơn vị đo cường độ âm
thanh. Tại sao lại như vậy?
Âm thanh phát sinh do sự dao động cơ khí của vật chất. Khi vật chất dao
động, không khí xung quanh xảy ra hàng loạt sự biến đổi đặc và loãng.
Biến đổi này không ngừng mở rộng, từ đó nảy sinh sóng âm. Số lần lên
xuống của sóng âm trong một phút được gọi là tần số. Nhờ vào tần số
người ta có thể tính toán được phạm vi dao động của âm thanh. Tai người
có thể nghe được âm thanh có tần số từ 20 - 20.000 Hz, được gọi là dải âm
thanh nghe được. Tần số vượt quá 20.000 Hz được gọi là sóng siêu âm, tần
số thấp hơn 20 Hz được gọi là sóng hạ âm.
Âm thanh ngoài sự cao thấp về tần số còn có sự khác biệt mạnh yếu về
cường độ. Âm thanh quá nhỏ, thấp hơn mức cảm giác của con người, con
người không thể nghe được; âm thanh lớn, gây cảm giác đau tai, âm thanh
quá lớn có thể gây điếc. Lượng vật lý dùng đề miêu tả độ mạnh yếu của âm
thanh được gọi là cường độ
Trong vật lý, độ mạnh yếu của âm thanh không thể dùng đơn vị năng
lượng để tính toán, vì con số quá lớn, không tiện dùng. Người ta lấy đơn vị
đềxiben để thể hiện cường độ âm thanh.
Đềxiben được dùng để thể hiện đơn vị cấp độ công suất, điện áp, điện
lưu hoặc cường độ âm thanh, một đềxiben bằng 1/10 Ben. Trong nhiều ứng
dụng của thanh học, đơn vị Ben tỏ ra quá lớn, do vậy trong thực tế cường
độ âm thanh thường được thể hiện bằng đơn vị đềxiben. Với đa số mọi
người, trong lĩnh vực thanh học thường tiếp xúc với khái niệm đềxiben này.
Đềxiben được xác định như sau: Trong phòng cách âm lấy mức tiếng
động thấp nhất con người có thể nghe được (10 - 16 W/cm
2
) làm chuẩn, các