Vì sao đèn tiết kiệm lại có thể tiết kiệm được năng
lượng?
Ngày nay, đèn tiết k năng lượng do các đặc điểm nổi bật như ánh sáng
dịu, dễ chịu, giá cả tương đối rẻ, mà nó đang dần thay thế các loại bóng đèn
phổ thông. Nó xuất hiện ngày càng nhiều ở các công sở, nhà hàng hay
trong gia đình, ở đâu nó cũng rất được ưa dùng. Bạn có biết vì sao đèn tiết
kiệm lại có thể tiết kiệm được năng lượng không?
Đèn tiết kiệm chính là đèn Nê-ông có 3 màu cơ bản. Nó xuất hiện lần
đầu tiên vào những năm 80 của thế kỉ 20, do hãng Philips của Hà Lan chế
tạo. Về nguyên lí vật lí và kết cấu chức năng, nó không khác nhiều so với
các loại đèn phổ thông khác. Nhưng, nó có hai điểm khác biệt cơ bản so với
đèn Nê-ông là trong ống đèn Nê-ông bột huỳnh quanh halogen photphat
bám lên thành ống, còn trong đèn Nê-ông 3 màu thì chất bám lên thành ống
là ôxít yttrium, ôxít europium và nguyên tố đất hiếm. Dưới tác dụng bức xạ
ánh sáng của tia tử ngoại, ánh sáng phát ra sẽ có 3 màu là màu hồng, màu
lục, màu xanh, khi hỗn hợp của 3 màu này trộn lẫn với nhau sẽ tạo ra ánh
sáng trắng.
Độ nhạy sáng của mắt người đồi với bước sóng là không giống nhau.
Thường thì mắt người nhậy cảm nhất đối với ánh sáng vàng lục, còn ánh
sáng đỏ, tím mắt không nhạy lắm. Với tia hồng ngoại và tử ngoại mắt
người không có phản ứng. Thông thường với ánh sáng vàng lục tỷ lệ nhìn ở
mắt người là 1 khi bước sóng là 5500 angstrom, còn những loại ánh sáng
khác, tỷ lệ nhìn của mắt luôn nhỏ hơn 1. Bức xạ điện từ của một vật không
thế phát ra hiệu quả tốt xấu, mà nó cần dựa vào số lượng nhiều hay ít của
thành phần ánh sáng được quyết định bởi tỷ lệ phần trăm ánh sáng mà mắt
người có thể nhìn thấy. Trong kỹ thuật quang học, người ta dùng chỉ tiêu
hiển thị màu để biểu thị hiệu quả của thị giác đối với ánh sáng. Ví dụ, về
bóng đèn sợi đốt, ánh sáng do sợi volfram được đốt ở nhiệt độ cao phát ra
ánh sáng, độ rộng phổ của ánh sáng rất lớn, nó bao gồm từ tia hồng ngoại