Tại sao gas ở bếp khi gặp phải tia lửa điện lại bốc
cháy?
Nhiều người có thể không biết trước kia người ta làm thế nào để có thể
đốt được khí gas trong bếp. Khi đó, người ta đốt cháy que diêm, mở bếp
gas, rồi châm vào ruột bếp nơi khí gas thoát ra. Nhưng, hiện nay, nhiều gia
đình đã dùng bếp gas tia lửa điện, chỉ cần vặn nút một cái thế là gas tự bốc
cháy. Vì sao bếp tia lửa điện lại có thể tự bốc cháy?
Thì ra, đây chính là ứng dụng của hiệu ứng điện áp. Hiệu ứng điện áp là
chỉ một số tinh thể (thạch anh, thạch khí điện) khi xảy ra những thay đổi cơ
khí (nén hoặc kéo dài ra), lúc này hai bề mặt đối xứng nhau sẽ xuất hiện
điện tích trái dấu. Với loại tinh thể thạch anh, khi không xuất hiện điện cực
ở bên ngoài thì nó vẫn tồn tại cực hoá, do đó trên hai bề mặt đối xứng nhau
vẫn tồn tại điện tích trái dấu. Nhưng, trong không khí luôn có những ion
trái dấu nhau siêu nhỏ, nó được những điện tích ở hai cực hút vào bề mặt
rồi trung hoà làm cho chúng tích điện trung tính. Nhưng, khi chúng biến
dạng cơ khí, cường độ cực hoá sẽ thay đổi, điện tích cực hoá cũng thay đổi
theo, làm cho các điện tích tự do bị hút vào bề mặt cũng thay đổi, sinh ra
điện tích.
Kết cấu bộ đánh lửa bếp gas như sau: Trong bếp gas có một vật gọi là
gốm điện áp, nó thực ra là một dạng đa tinh thể, thường hay gặp nhất là
titanate barium. Hai mặt của nó là hai điện cực, một cực nối với kim gas
của bếp, cực còn lại nối với bộ chia gas. Khi chúng ta mở công tắc bếp để
cho gas đi vào cũng là lúc một điện áp được gia tăng lên, từ đó làm xuất
hiện hiệu ứng điện áp. Một điện cực được cấu tạo đầu rất nhọn, khi điện áp
tập trung vào đó với số lượng lớn, điện trường sinh ra cũng sẽ lớn và phóng
điện đốt cháy khí gas.