Vì sao thuyền cập bến phải ngược theo cả chiều
nước?
Nếu bạn đã từng đi thuyền bạn sẽ phát hiện thấy, khi cập bến thuyền
không cập thẳng mà trước tiên thuyền vòng lên trên ngược theo dòng chảy
rồi cuối cùng mới cập bến. Tại sao lại như vậy? Nếu chúng ta giải quyết
vấn đề này bằng cách tưởng tượng ra chúng ta đang đi trên một chiếc xe,
phóng với tốc độ cao thì làm thế nào dừng lại được. Xe đạp, ô tô tàu hoả
đều có bộ phận phanh áp sát vào các bánh, dùng lực ma sát để cản sự
chuyển động của bánh buộc xe phải dừng lại. Ví dụ, muốn xe đạp dừng lại,
chúng ta cần bóp tay phanh, tay phanh được nối với má phanh, má phanh
áp vào bánh xe làm cho bánh dừng lại. Nhưng, thuyền do sức nước đẩy đi
và sức của động cơ trên thuyền hình thành lực đẩy mà lực đẩy dưới nước
thì không giống trên bộ có thể bóp phanh được. Lợi dụng nguyên tắc phản
lực trong vật.lý, giả dụ tốc độ nước chảy là 2.000 m/giờ, khi thuyền cập bến
động cơ đã tắt thuyền vẫn trôi theo quán tính với vận tốc là 3.000 m/giờ.
Nếu khi đó mà trôi theo chiều nước thì tốc độ của thuyền cộng với tốc độ
của nước sẽ là 5.000 m/giờ. Nếu tàu chạy ngược dòng thì tốc độ chỉ còn là
1.000 m/giờ. Chúng ta đều biết rằng, muốn thuyền dừng lại thì thuyền có
tốc độ chậm thì sẽ cập bến dễ dàng hơn.
Như vậy khi tàu đi người ta thường đi ngược hướng nước chảy để có thể
dùng lực cản của nước làm phanh hãm. Đương nhiên, tàu cũng có các thiết
bị hãm phanh khi gặp tình trạng khẩn cấp cần phải dừng lại ngay, độ là
phương pháp thả neo, đồng thời máy chính của tàu có thể cài số lùi để hãm
phanh lại.