Tại sao kim chỉ nam không chỉ chính hướng Nam
của Trái đất?
Từ rất sớm, con người đã phát hiện ra kim chỉ nam không chỉ chính
hướng Nam của Trái đất mà nó bị chệch đi một chút. Trong những văn tự
thời kỳ Bắc Tống có ghi lại rằng hướng của kim chỉ nam "thường bị lệch
đôi chút về phía Đông, không hoàn toàn là hướng Nam". Điều này chứng tỏ
kim chỉ nam không hoàn toàn chuẩn mà nó lệch về phía Đông một chút.
Năm 1493, nhà thám hiếm hàng hải người Ý Ch.Colombo lần đầu tiên
dẫn đoàn thuỷ thủ vượt qua bốn đại dương lớn đã phát hiện ra kim la bàn bị
lệch đôi chút. Sau 4 ngày kim la bàn lại dịch chuyển một khấc. Nó đã lệch
đi ít nhất 11 độ. Những thuỷ thủ mê tín cho rằng, hiện tượng kỳ quái này là
lời cảnh báo của Thượng đế. Để trấn an tinh thần cho các thuỷ thủ này,
Colombo đã bí mật điều chỉnh lại vi trí của la bàn, đồng thời thông báo cho
các thuỷ thủ rằng la bàn không hề bị chuyển dịch. Khi Colombo cập bờ lục
địa mới, kim la bàn lại chỉ hướng Nam.
Hiện nay, người ta lấy sự tồn tại của góc lệch từ để giải thích hiện tượng
kim chỉ nam không chỉ hướng chính Nam. Nguyên nhân là hai cực Nam,
Bắc của Trái đất và hai cực từ không hoàn toàn trùng khít, góc được tạo
thành bởi hướng chỉ của la bàn lại ở trong trạng thái yên tĩnh. Góc giữa hai
đường kinh tuyến của Trái đất được gọi là góc lệch từ. Góc lệch từ sẽ thay
đổi khi tâm của Trái đất thay đổi.