CHUYỆN VUI VẬT LÝ - Trang 82

nam châm tự nhiên và được đặt trên chiếc bàn chỉ phương vị. Cho thìa
chuyển động, khi chiếc th từ dừng lại, ta thấy cán thìa chỉ về hướng Nam.

Tuy nhiên, việc chế tạo Bàn chỉ nam từ đá nam châm tự nhiên là công

việc vô cùng khó khăn, người ta bắt đầu nghĩ đến việc dùng nam châm
nhân tạo để thay thế đá nam châm tự nhiên.

Vào thời Bắc Tống (khoảng thế kỷ 10), người Trung Quốc đã bắt đầu tìm

ra cá chỉ nam. Phương pháp làm như sau: tán một tấm sắt thành hình dạng
con cá, sau đó nung đỏ miếng sắt trên bếp lò, dùng kìm kẹp đầu cá, đuôi cá
chỉ về hướng chính Bắc, tôi đuôi cá vào nước lạnh. Đây chính là công nghệ
làm nhiễm từ sắt bằng cách tôi luyện và xử lý nhiệt từ trường. Như vậy là
người ta đã biết chế tạo nam châm. Đưa miếng sắt hình con cá đã bị nhiễm
từ lên mẩu gỗ và đặt trong 1 bát nước nhỏ, nó sẽ chỉ về hướng Nam. Về
sau, người ta lại chế tạo ra chiếc que chỉ nam được đỡ bằng ổ trục.

Trong cuốn "Mộng khê bút đàm" viết năm 1086 thời Bắc Tống và nhiều

bút tích trong sách cổ có ghi lại bốn cách dùng la bàn như sau:

1. Phương pháp xác định xoay móng tay: Đặt kim từ lên trên móng tay,

cho nó dần chuyển động. Kim chỉ nam có thể tự xoay tròn trên chỗ móng
tay nhẵn bóng.

2. Phương pháp xác định xoay miệng bát: đặt kim chỉ nam bên cạnh

miệng bát trơn bóng đế nó tự động quay.

3. Phương pháp treo sợi dây: ở giữa kim chỉ nam bôi một ít sáp, treo lên

một sợi dây mảnh, đưa sợi dây đó vào chỗ kín gió;

4. Phương pháp "nổi trên mặt nước": Đặt kim chỉ nam trong một chiếc

bát có nước, hãy nghĩ cách để nó nổi lên mặt nước, đợi cho nước đứng im,
kim chỉ nam sẽ chỉ về hướng Nam, Bắc.

Phát minh về nam châm đã tạo thuận lợi rất nhiều cho việc ch tạo la bàn.

Sau thế kỷ 11, người ta đã bắt đầu biết sử dụng la bàn trong ngành hàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.