lưu phía trên quả bóng nhanh hơn ở phía dưới. Điều này làm sáng tỏ thêm
một định luật khác của khí động lực: tốc độ khí lưu càng nhanh thì cường
độ áp lực càng nhỏ, tốc độ khí lưu càng chậm thì cường độ áp lực càng lớn.
Chúng ta lại quay lại vấn đề ban đầu. Nếu quan sát kỹ mặt cắt của cánh
máy bay,hấy rằng, phần bề mặt phía trên cánh máy bay có dạng vòm uốn
cong, trong khi đó mặt dưới lại bằng phẳng. Trước khi bay lên, máy bay
phải chạy một đoạn dài trên đường băng, khi đó tạo nên sự chuyển động
của không khí về phía sau so với máy bay. Dòng khí lưu xung quanh cánh
máy bay chịu ảnh hưởng từ lực bám và tính bám dính của cánh máy bay.
Mặt trên cánh máy bay gồ lên, mặt dưới lại bằng phẳng, làm cho phương
hướng của hoàn lưu không khí sát bề mặt phía trên cánh máy bay hướng về
phía sau còn bề mặt phía dưới thì hướng về phía trước. Ở phía trên cánh
máy bay, hướng của hoàn lưu và hướng của dòng khí lưu không xoáy đi
qua bề mặt cánh có cùng hướng. Tốc độ của hoàn lưu cộng với tốc độ của
khí lưu không xoáy sẽ đạt tốc độ khá lớn Do khí lưu trên bề mật cánh máy
bay nhanh hơn mặt dưới, áp lực tác động lên mặt trên nhỏ hơn ở mặt dưới,
từ đó làm sinh ra lực nâng đỡ máy bay bay lên.