Nhưng Kăply không để bị mê hoặc. Những thứ vừa kể đúng là vô hại. Nhưng đó là những thứ
hữu hình. Còn những thứ vô hình nữa chi. Cuối cùng nó đành dốc ra nỗi lo lắng trong lòng:
- Nhưng nếu vậy, tại sao ngọn đồi đó có tên là đồi Phù Thuỷ?
Câu hỏi của Kăply khiến Nguyên xịu mặt. Tiếng nói của nó nghe hệt tiếng bong bong xì hơi:
- Điếu đó thì tao chẳng biết!
Nó lật đật nói thêm:
- Và cả làng Ke chắc cũng mù tịt!
Rõ ràng Nguyên cố làm Kăply hiểu rằng đó là chuyện đương nhiên, có nghĩa là đừng băn khoăn
về cái tên vớ vẩn đó làm chi.
Nhưng cũng rõ ràng là Kăply không nghĩ như vậy:
- Theo tao, có một người biết.
Cặp long mày trên trán Nguyên lập tức xếp thành một đường thẳng:
- Mày muốn nói tới thầy Râu Bạc?
- Ờ, thầy chứ ai! Thầy sống không biết bao nhiêu năm ở cái làng này rồi, chắc từ lúc ông tụi
mình chưa sinh. Dám ông cố mình hồi bé cũng học thầy lắm à.
Nguyên thò tay lên đầu dứt mạnh một sợi tóc:
- Nhưng mày cũng thấy hồi sáng nay rồi, thầy làm như không muốn nhắc gì đến đồi Phù
Thủy.
- Chính vì vậy tao mới nghi thầy biết rõ về nó!
Kăply nói như thể nó chỉ phỏng đoán nhưng căn cứ vào cái giọng chắc nịch của nó, có thể thấy
nó sẵn sàng nuốt luôn cái lưỡi nếu nó đoán sai.
Nguyên cắn môi, mặt nó nhăn lại không rõ vì ý nghĩ trong đầu quá hắc ám hay tại răng nó lỡ
cắn mạnh quá:
- Chẳng lẽ mày định đến gặp thầy trước khi quyết định có lên đồi hay không?
oOo
Nếu áp dụng các hình ảnh mà thầy Râu Bạc vừa vẽ ra sáng nay để mô tả địa thế làng Ke, thì căn
nhà của thầy nằm ngay… mông ngựa. Đó là một căn nhà gỗ nhỏ nằm ở hướng Tây Nam, tuốt rìa
làng. Căn nhà đứng lẻ loi dưới một cây đa cổ thụ, cách xa khu dân cư làng Ke vốn tập trung đông
đúc ở hướng Đông, trông cao ngạo, lạnh lẽo và huyền bí như một cái miếu thờ. Người làng Ke
coi lối sống tách biệt của thầy Râu Bạc là chuyện hiển nhiên, mà thực ra thì một bậc kỳ lão như