CHUYỆN XƯA TÍCH CŨ
Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình
www.dtv-ebook.com
Cọp Thổi Tù Và Sừng Trâu
Mỗi khi cọp tới phá rẫy, người ta thường thổi tù và sừng trâu để đuổi. Tại sao cọp
lại sợ tiếng còi sừng trâu? Tích xưa như vầy:
“Anh nọ giữ rẫy khoai, hằng đêm đốt lửa nướng vài củ khoai lang để ăn giải buồn.
Gần chòi anh, có một con cọp thường tới lui rình, thấy vậy cọp ta bắt chước, móc khoai
lên, thổi lửa nướng khoai như anh nọ.
Anh nọ giận lắm vì mỗi khi cọp đến, anh phải leo lên chòi cao mà trốn. Về sau, anh
bày kế: mua dầu chai đem về rưới mấy bó rơm chung quanh bếp lửa. Gần đó anh đặt hai
bó củi, trong bó củi có hai cây pháo tre thật to.
Cọp ăn quen lại ngồi trên bó rơm. Dính dầu chai, dính rơm vào lông, cọp ngơ ngác
không hiểu chuyện gì bèn đem hai bó củi nọ thảy vào bếp lửa. Ý của cọp là đốt lên cho
sáng để coi rõ. Dè đâu khi củi ngún, hai cây pháo tre nổ lên, rơm và dầu chai phựt cháy
khiến cọp phải hoảng chạy. Lửa bốc phừng phừng thiêu rụi lông, râu, làm phỏng da. Vô
cùng tức giận, hôm sau cọp trở lại ngồi sát chòi, chờ dịp trả thù.
Ngồi trên chòi cao, anh nọ vô cùng sợ hãi, bèn ném xuống dao, mác, hũ, chén...
Cọp không sợ, trái lại há miệng thật lớn như chờ anh té xuống mà nhai xương. Sau rốt,
còn cái còi sừng trâu, anh nọ liệng xuống rớt vào ngay cuống họng cọp nọ... Cọp giựt
mình không hiểu vật gì làm nó nghẹt thở. Cọp hít hơi, hơi gió lọt vào còi kêu lên: “Cò.
Cò”. Thở mạnh ra, hơi gió kêu lên: “Kè... Kè...” Hoảng sợ, cọp chạy miết về rừng. Càng
sợ, hơi thở càng mạnh, cho nên dọc đường cọp nghe trong họng mình: “Cò kè, cò kè...”
Từ đó về sau, hễ cọp nghe tiếng còi sừng trâu là chạy cong đuôi”.
Chuyện nghĩa hổ Năm Tự Đức thứ hai, tại
làng Long Phụng, tổng Hòa Quới, huyện