Cá kình tưởng là vật cứu rỗi của Phật ban cho nên đớp lấy nuốt vào bụng, có cả
quyển chân kinh.
Nhà sư lảo đảo lên bờ, miệng vẫn lẩm nhẩm câu kinh đã thuộc lòng. Lúc lên bờ rồi,
nhà sư mới nhận ra là mình đã về tới đảo Phú Quốc, nhà sư liền ở đó tu hành. Ngày
đêm, nhà sư vẫn nghĩ đến quyển chân kinh nhưng không làm sao lấy lại được. Về sau,
khi gần chết, sư Nguyễn Được khắc lên núi Bãi Sập và Thạch Động câu kinh của mình
học được.
Theo lời truyền tụng, để ghi nhớ việc đi tìm chân kinh, các đệ tử của Nguyễn Được
bèn lấy gỗ chạm trổ hình con cá kình để làm mõ tụng kinh. Cũng từ đó, các nhà tu hành
lần tụng kinh đều gõ vào đầu mõ cá kình nhắc lại câu mở đầu chân kinh: “Nam mô bổn
sư Thích Ca Mâu Ni Phật”.
Bà huyện Thủy Đường
Ở vùng Bắc Ninh, có một cô gái đẹp ở làng
Cách Bi, về sau lấy ông cử nhân Nguyễn
Hanh, giữ chức Tri huyện Thủy Đường. Từ
đó người ta gọi cô là bà Huyện Thủy Đường.
Bà ăn ở với chồng rất là hòa thuận, khi
sanh được đứa con trai vừa bảy tháng thì
ông huyện qua đời. Bà huyện tuy còn trẻ
nhưng cương quyết ở vậy thờ chồng nuôi
con.