CỐ ĐÔ - Trang 181

đều có dính dáng đến những thú tiêu khiển tao nhã của giới thượng lưu vào
thời Heian xa xưa.

Kyokushinoen có nghĩa là Đại Yên bên dòng suối uốn khúc.

Khách khứa mang trang phục cổ ngồi rải rác dọc con suối trên đó người

ta thả những chén gỗ đựng sake. Lúc chiếc chén trôi đến lượt khách nào, vị
ấy phải làm một bài thơ hoặc họa một bức tranh, uống sake trong chén rồi
thả nó xuống nước cho vị khách tiếp theo. Phục dịch bữa yến tiệc ấy là các
cậu thiếu niên trẻ tuổi.

Năm vừa rồi Chieko đã đi xem Đại yến bên dòng suối uốn khúc. Lúc bấy

giờ trong đám khách dự trang phục quần áo thời cổ của các vị cận thần quý
tộc có cả nhà thơ Pshamu Yoshi 3 (mà nay thì tiên sinh đã từ bỏ thế giới
này).

Cuộc vui này có vẻ lạ lẫm, chưa quen - có lẽ, là bởi vì người ta vừa mới

khôi phục nó cách đây không lâu.

Chieko không tới xem lễ Karyobinga mới khôi phục nữa: ở đấy cũng đâu

có cảm thấy vẻ mỹ miều của thời xưa. Ở Kyoto không kể đến nó cũng đã
có bao nhiêu lễ cổ tuyệt vời.

Hoặc giả bà Xighe đã tập cho Chieko thói quen siêng năng, hoặc giả bẩm

sinh cô gái vốn có đức tính ấy, dù sao thì nàng cũng luôn dậy sớm và trước
tiên và cẩn thận lau chùi bụi bặm trên hàng rào gỗ.

Ngày hôm đó Chieko còn chưa kịp thu dọn bát đĩa sau bữa ăn sáng,

Shinichi đã gọi điện tới.

- Hình như, chị cùng với một chàng trai nào đấy vui vẻ đi chơi lễ Kỷ

Nguyên phải không. - Anh vừa cười vừa nói. Chieko hiểu ngay lần này đến
lượt Shinichi lẫn lộn nàng với Naeko.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.