CÔ GÁI VĂN CHƯƠNG VÀ TUYỂN TẬP TÌNH YÊU TẬP 3 - Trang 64

Mặt nạ sắt dịch bởi Kuroiwa Ruikou cũng rất hay. Mặc dù Mặt nạ sắt

của Dumas rất nổi tiếng, tuy nhiên đây là bản dịch từ tác phẩm Hai cánh
chim hét ở Saint-Mars cũng viết về cùng một đề tài... không đúng, đây phải
gọi là bản phóng dịch mới đúng! Bối cảnh của nó diễn ra ở nước Pháp vào
thời Louise XIV, thế nhưng tên của nhân vật chính lại là "Arumo Morio".
Tên gốc trong bản tiếng Pháp là Morris Desmours, thế nên Morris đã trở
thành Morio. Hơn nữa có một số nhân vật ở nguyên tác vốn dĩ đã chết
nhưng trong bản dịch lại vẫn còn sống khỏe mạnh, mặc dù rất hoang đường
nhưng lại khiến cho câu chuyện trở nên đầy kịch tính, khiến người đọc dần
dần bị cuốn vào!

Việc đổi tên nhân vật khi dịch tác phẩm ngày xưa rất phổ biến. Ví dụ

như Nello và Patrasche trong Chú chó vùng Flanders được dịch thành
"Kiyoshi và "Buchi". Hay Aroa thì được dịch thành Aya.

Chị Tooko cười khúc khích một cách vui vẻ.

- Sayo có thích đọc sách không?

- C-Cái này... em có đọc Izumi Kyouka...

Đó là tác giả mà tiểu thư Yuri yêu thích nhất.

Chị Tooko ngay lập tức nở nụ cười.

- Vậy sao! Chị cũng cực kì yêu thích Izumi Kyouka! Tác phẩm của

ông tựa như rượu làm từ cánh hoa, chỉ cần đọc những câu chữ đầy hoa lệ
đó thôi cũng đủ để khiến người đọc say mèm! Nói mới nhớ, trong phòng
này có rất nhiều tác phẩm của Kyouka! Hắc bách hợp này! Thảo Mê Cung!
Đầm Long Đàm! Phòng ngoại khoa!... Cảnh Omie trong Ca Hành Đăng đi
trên bãi biển trong đêm trăng, sau đó đặt môi lên khe đá thì thầm "Yêu
thương, yêu thương" thật sự khiến người đọc thấy đau lòng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.