Mỗi cuốn truyện là một Tuổi thơ trọn vẹn, lần nào cũng như bắt đầu lại từ
đầu, với ký ức lung linh hoa lá và những trải nghiệm khóc cười rất thật tưởng
chừng không có bóng dáng của “hư cấu văn học”.
Cũng vì thế mà khó có thể
xác định nhà văn viết cho/về thế hệ nào, thời đại nào. Có cảm tưởng, người
đọc sau trăm năm nữa vẫn sẽ có được một Nguyễn Nhật Ánh đồng hành với
ký ức tuổi thơ của mình như thế này mà thôi! – Tiến sĩ Giáo dục NGUYỄN
THỤY ANH, Báo Tuổi Trẻ, 7.10.2011
Một tác giả khi được ái mộ, cũng rất dễ trở nên một thứ thời thượng.
cả sự ái
mộ đó cũng dễ trở nên thời thượng. Thế mà với trường hợp Nguyễn Nhật
Ánh, tôi muốn gạt ra ngoài cảm giác “thời thượng” hay “thời trang”: may
sao, tôi vẫn thấy ông xa vời đâu đó, để tôi dù không gặp ông, vẫn cứ là đang
trò chuyện với một người bạn cũ.
Nguyễn Nhật Ánh được trời phú cho cái số đắt sách.
Ông nhất định không
phải là nhà văn “ăn khách”, ông là nhà văn đắt khách, bởi “ăn khách” theo
kiểu đắt show, xuất hiện thường xuyên trên các báo, ắt không phải ông. Tôi
cho rằng có những người không bận tâm về “mốt” mà lại rất “mốt” mà lại
không bao giờ lỗi mốt, lạ thật đó chứ! – Nhà văn NHÃ THUYÊN, Báo
Thanh niê, 16.10.2011