CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 131

CHỌN HẠT ĐỂ GIEO

V

ới kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, hầu như

bất kỳ người Việt nào cũng thuộc vài câu. Trong 3.254 câu thơ trầm luân
khốc liệt số phận của một kiếp người, nàng Kiều có năm lần gảy đàn. Lần
cuối cùng, là lúc nàng tái ngộ Kim Trọng, đã “tan sương đầu ngõ, vén mây
giữa trời”
sau mười lăm năm phiêu bạt gió bụi. Lạ thay, lúc ấy: “Phím đàn
dìu dặt tay tiên/ Khói trầm cao thấp, tiếng huyền gần xa/ Khúc đâu đầm ấm
dương hòa/ Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh?/ Khúc đâu êm ái xuân tình...”.

Nghe tiếng đàn reo vui, ấm áp ấy, ngạc nhiên nhất vẫn là Kim Trọng

vì không thể hiểu vì sao tiếng đàn của nàng lại khác trước? Vì sao trong
từng cung bậc dặt dìu không còn tiếng nấc, tiếng nghẹn, tiếng khóc, tiếng
buồn máu chảy năm đầu ngón tay? Nghe tiếng đàn ấy, Kim Trọng bèn hỏi:
Xưa sao sầu thảm nay sao vui vầy?/ Tẻ vui bởi tại lòng này/ Hay là khổ
tận đến ngày cam lai?”.
Mọi câu hỏi tương tự, chỉ Thúy Kiều mới có thể
trả lời chính xác nhất: “Nàng rằng: Ví chút nghề chơi/ Đoạn trường tiếng
ấy hại người bấy lâu!”
. Ghê gớm chưa? Chính cung đàn “đoạn trường bạc
mệnh”
như một sự thống khổ, dằn vặt, đeo đuổi bấy lâu đã ám ảnh lấy nàng.
Và nay, nàng đã thoát ra được.

Qua sự đối đáp trên, ta nghiệm ra rằng, các loại hình nghệ thuật đều có

sự tác động tiêu cực hoặc tích cực đến nhận thức, tình cảm của con người.

Nghe một bản nhạc não tình, đọc bài thơ buồn bã, trang tiểu thuyết lụy

tình cũng có thể khiến người ta chìm đắm trong sự bi thảm, mất dần nhựa
sống. Do đó, không phải ngẫu nhiên, nàng Kiều quyết định: “Một phen tri
kỷ cùng nhau/ Cuốn dây từ đấy về sau cũng chừa”
- tức là từ nay nàng
không đàn, không nghe lại cung bậc gió thảm mưa sầu một lần nào nữa bởi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.