Đứa cháu nghe thế phì cười: “Ông ơi, ông lẩn thẩn quá đi mất. Dòng suối
có phải là người, nó đâu nghe được lời cảm ơn của ông?”.
Tiếng suối vẫn róc rách, chim vẫn hót véo von, giây lát sau, người ông
ôn tồn: “Cháu nói đúng, dòng suối không nghe thấy gì. Nếu một con sói
uống nước có thể nó không biết cảm ơn dòng suối. Nhưng ông cháu ta
không phải con sói mà là con người. Đừng quên điều đó cháu ạ”. Đứa cháu
hỏi tiếp: “Ông ơi, như thế có nghĩa là gì cháu vẫn chưa hiểu”. Người ông
khẽ bảo: “Cháu ơi, con người nói lên hai tiếng cảm ơn chính là để không
bao giờ trở thành con sói”.
Nếu “cám ơn” bày tỏ lòng thành khi nhận sự giúp đỡ từ người khác,
thì “xin lỗi” không khác gì một liều thuốc “hạ hỏa” khi ai đó bị ta xúc
phạm hoặc làm điều gì đó không đúng. Chà, có phải khi nói “cám ơn”, ta
cảm thấy dễ dàng hơn phải thốt ra lời “xin lỗi”? Có những sự việc, dù biết
sai lè lè nhưng mấy ai dám tự nhận lỗi?
Trong cuộc sống ồn ào, náo nhiệt, hầu như lúc ra đường phố thì ai
cũng vội vội vàng vàng. Thật rợn người khi đọc tin nhan nhản trên báo chí
rằng, có những vụ va quẹt xe tình cờ nhưng rồi đôi bên lại lao vào nhau ẩu
đả, đâm chém, giết nhau dễ như bỡn. Nếu lúc ấy, dù không phải lỗi của
mình nhưng vẫn nói lời “xin lỗi”, có lẽ sự việc đã khác.
Lạ thay, lời xin lỗi chân thành không khác gì “thuốc thánh” bởi nó có
thể làm lành “vết thương” người khác, do mình gây ra. Mà khi ấy, chính ta
đã tự dằn vặt, tự rút ra bài học lần sau trong đối nhân xử thế. Một nhà hiền
triết bảo rằng, biết nhận lỗi để lần sau không tái phạm là dấu hiệu của sự
trưởng thành. Chúng ta đã thật sự trưởng thành khi bất kỳ tình huống nào
cũng đổ vấy lỗi ấy cho người khác?
Ông bà ta dạy: “Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành”, không chỉ kinh
nghiệm ứng xử mà còn là phép nhiệm màu nhằm đạt đến sự sống vui, sống
khỏe. Một khi đã thốt ra cụm từ “cám ơn” và “xin lỗi” cũng là lúc ta mở
lòng đón nhận một nguồn năng lượng làm mới lại sự thân thiện trong quan
hệ cộng đồng.
Nếu với lời “cám ơn”, ta có thể mỉm cười sung sướng thì với câu “xin
lỗi”, ta có thể trút hết gánh nặng âu lo, dằn vặt. Tâm thế nhẹ nhàng ấy, há