CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 127

CÁM ƠN & XIN LỖI

K

hi con người biết sử dụng tiếng nói, chắc chắn từ đó, các tộc người

không chỉ tìm được sự thỏa thuận, có thể thu xếp được những mối hiềm
khích, bất hòa mà còn hạn chế được các cuộc giao tranh, đâm chém, chết
chóc. Rồi trong mưu sinh hằng ngày, có những ngôn từ được sử dụng nhiều
lần cũng không ngoài mục đích đem lại sự thân thiện, hiếu hòa và tạo niềm
cảm thông cho nhau. Tuy nhiên, những ngôn từ cực kỳ quan trọng ấy, hiện
nay con người ta người ít sử dụng.

Đó là những ngôn từ nào?
Tôi âm thầm làm một cuộc “điều tra xã hội học” nho nhỏ trong phạm

vi người thân, láng giềng, bạn bè công sở... thử xem sao. Điều thú vị, hầu
như các ý kiến đều có “mẫu số chung” là cụm từ: “cám ơn” và “xin lỗi”.

Khi làm ơn cho ai điều gì, tự mình phải biết quên đi, không cần người

ta phải trả ơn nhưng nhận ơn của người khác thì trong lòng phải tự khắc
ghi. Lẽ hiển nhiên của cuộc sống vốn thế. Thể hiện lòng biết ơn người khác
đôi khi không gì to tát, vượt ngoài khả năng mà chỉ cần thốt ra chân tình hai
tiếng “cám ơn”. Ai ai cũng có thể nói được, nhưng rồi đã bao lần ta lại
quên?

Có ông bố nhận được món quà xinh xắn của con. Đó là con hạc giấy

mà cháu rất thích nhưng do đang bận rộn, ông bố thờ ơ nhận lấy và tiếp tục
chúi mũi vào công việc. Cô bé nghĩ: “Tại sao bố lạnh nhạt, có phải do con
hạc không đẹp? Ở trường, cô giáo đã dạy: “Khi nhận quà tặng của ai, phải
biết nói lời cảm ơn. Có thế, mới là đứa trẻ ngoan”. Thế thì, bố có ngoan?
Hay người lớn không cần ngoan?”.

Rõ ràng, thái độ hờ hững, vô tình ấy đã khiến đứa con phân vân, dù

ông bố không cố ý.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.