thấy mệt mỏi, thậm chí đâm ra oán ghét luôn cả “cái tôi” một thời hếnh
hoáng.
Trong quan hệ xã hội, nếu biết hạn chế lại “cái tôi”, có lẽ mọi người sẽ
nhìn nhau, đối xử nhau mỗi ngày chan chứa tình người hơn. Nếu ai cũng tự
nghĩ mình là nhất, là số một thì làm sao tìm được tiếng nói chung khi bàn
thảo, hợp tác trong công việc?
Có những người kỳ quặc, thấy ai đó hơn mình một điều gì, thay vì nỗ
lực và cố gắng noi gương thì họ cản đường bằng cách “đâm bị thóc, chọc bị
gạo”, rồi “bỏ nhỏ” người này, vu oan cho người kia. Lý luận “cùi bắp” phổ
biến vẫn là, đại khái, mình có tài nhưng không được lòng sếp nên sếp
không trọng dụng, phân công không đúng sở trường nên mới ì ạch thế này!
Còn kẻ kia chắc chắn do nịnh bợ, ton hót nên mới được cấp trên cất nhắc
chứ tài cán gì!
Sự tỵ nạnh này vừa trẻ con lại vừa chẳng có một chứng cứ gì bởi làm
việc trong một tập thể thì tài năng, khả năng của từng người được ghi nhận
từ hiệu quả của công việc cụ thể, chứ không phải “phán” vu vơ như kiểu
thầy bói. Ganh ghét thành công của người này; hoặc lấy sự thất bại của
người kia làm niềm vui là một thói ích kỷ.
Tôi từng nghe một chuyên gia kinh tế bảo rằng, so với người Nhật, ý
thức giúp đỡ đồng nghiệp của người Việt mình còn kém xa lắm. Khi sa
xuống hố thay vì tìm cách nâng đỡ nhau, ai cũng có thể lên khỏi hố thì
người Việt mình thường chòi đạp kẻ khác, ngoi lên một mình. Ai còn dưới
hố cũng mặc kệ. Miễn “được việc” cho mình mà thôi. Lời phê bình khắt
khe này cho thấy rằng, một khi đã phát hiện ra sự hạn chế trong tính cách,
cần phải thay đổi luôn theo hướng tích cực.
Thiết nghĩ, xuôi ngược trên đường đời, chẳng khác gì mọi người cùng
đi qua một chiếc cầu. Có lúc, cả hai hướng chạm mặt nhau, không thể lách
qua được, vậy người này phải lùi bước, nhường đường cho người kia chứ?
Nhưng rồi, mấy ai có được suy nghĩ nhẹ nhàng ấy? Nếu ai ai cũng chỉ
chăm bẳm tranh giành phần thắng về mình, biết đâu sẽ cùng rơi tõm xuống
sông suối.