CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 69

LẨN THẨN TỪ CHUYỆN XIN LỬA

T

huở còn nhỏ, có những ngày rét mướt, gió chạy ù ù trên ngọn cây

sầu đông, bà ngoại tôi bảo sang hàng xóm xin lửa. Chẳng nhiều nhặn gì, chỉ
vài cục than hồng bỏ trên cái dĩa sành, phía dưới lót tro để khỏi nóng tay
cầm. Chạy vù về nhà, chỉ lát sau bếp nhà tôi đã riu riu ngọn lửa ấm.

Ngày xưa, láng giềng “tắt lửa tối đèn có nhau” là chuyện thường tình.

Hình ảnh ấy có thể tìm trong thơ Nguyễn Bao, chắc ít người còn nhớ: “Dậy
từ mờ tối/ Gọi nhau xin lửa qua rào
...”. Còn nhớ một mẩu chuyện nhỏ, có
một đứa trẻ - chắc cũng bằng tuổi hoa niên thơ mộng của tôi ngày trước,
sang nhà văn hào Lev Tolstoi xin tí lửa. Nhận xong, cậu quay lưng bước đi,
bỗng nghe tiếng nói hiền từ gọi lại: “Ta vừa nghe cháu nói gì phải không?”.
Cậu bé ngạc nhiên quay lại: “Thưa, cháu nào có nói gì đâu ạ”. Nhà văn thở
dài: “Ấy mà ta cứ tưởng cháu vừa thốt ra hai tiếng cám ơn”.

Một bài học nhẹ nhàng về lòng biết ơn.
Dễ nhớ nhưng khó quên.
Có phải bi quan hay không khi nghĩ rằng từ “cám ơn” hầu như đã thất

lạc đâu đó trên đường đời xuôi ngược này. Đã nhiều lần, tôi được chứng
kiến cái cảnh khá phổ biến trên phố xá. Chỉ cần phóng xe nhưng quên gạt
chống xe, sẽ lập tức có tiếng người đi sau hoặc ngược chiều nhắc nhở:
“Kìa, cái chống xe”. Nhưng mấy ai đáp trả lại bằng tiếng: “Cám ơn”? Hay
chỉ phản xạ gạt chống xe lên rồi rú ga chạy luôn? Thậm chí, tôi thấy có kẻ
còn quay lại nhìn soi mói vào người vừa nhắc nhở với con mắt đầy cảnh
giác.

Tưởng chỉ là chuyện nhỏ, nhưng thật ra nó phản ánh cái tâm lý không

dám tin nhau. Biết ai đó là ai mà tin?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.