CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 73

đến danh dự một người; thứ hai, dù bị chế giễu, nói xấu nhưng cô nhân
viên vẫn bình tâm xử lý những đồn thổi không tốt về mình. Điều này, tưởng
đơn giản nhưng rồi trong xử thế, không phải ai cũng có thể làm được.

Đọc Chiến quốc sách, có lẽ ai cũng rùng mình cho câu chuyện của vua

Sở. Ngày kia, vua Ngụy tặng cho vua Sở một giai nhân sắc nước hương
trời. Nhà vua cưng chiều nhất trong đám cung tần mỹ nữ. Dù vậy, bà Trịnh
Dữu vẫn lẳng lặng cấp thêm cho nàng nhiều lụa là, châu báu. Vua Sở tin bà
không ganh ghét, ghen tuông. Tuy nhiên, lần nọ bà bảo mỹ nữ kia: “Vua
yêu vẻ đẹp, nhưng ghét cái mũi của em. Khi gặp vua, em hãy che cái mũi đi
nhé”. Cô này tin thật và làm theo. Vua ngạc nhiên hỏi Trịnh Dữu: “Vì sao
hễ gặp ta, cô ấy lại che mũi?”. Trịnh Dữu đáp: “Cơ hồ như nó không ưa cái
hơi thối của đại vương”. Chỉ câu nói đó, nghe mà không suy xét nên vua Sở
nổi giận: “Hỗn láo thật”. Rồi ra lệnh... cắt mũi của mỹ nữ!

Làm sao có thể dò xét hết tâm địa của con người, một khi họ muốn ám

hại ai khác? Nghe ai đó rỉ tai rằng, anh A, cô B đã nói về mình thế này, thế
nọ, lập tức có người nhảy dựng lên như đỉa phải vôi, đỏ mặt tía tai quyết
“ăn thua đủ”. Cái nguy hại nhất, chưa kiểm chứng thông tin chính xác đến
mức độ nào mà đã bày tỏ chính kiến. Thái độ và hành động đó khôn ngoan
hay ngốc dại?

Trong khi đó, những kẻ tung tin, rỉ tai nhằm “hạ bệ”, bôi nhọ người

khác có lúc nào tự nghĩ, lời lẽ ác ý của mình cũng có thể “giết chết” một
con người theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thái độ và hành động đó quân tử
hay tiểu nhân?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.