VUI TRONG HIỆN TẠI
T
hời nhỏ còn đi học, chắc hẳn ai cũng biết đến cô Perết (Preette) bán
sữa trong thơ ngụ ngôn La Fontaine. Ngày nọ khi đem sữa ra chợ bán, vừa
đi cô vừa tính toán: sau khi bán sữa xong, đem tiền mua gà về nuôi. Gà ăn
no chóng lớn. Gà đẻ trứng. Trứng nở ra con. Chẳng mấy chốc, cô có cả bầy
gà. Bán bầy gà đó, mua lợn về vỗ béo. Rồi bán lợn mua bò. Ngày qua ngày
bò đẻ ra bê. Nghĩ đến đó, cô tưởng tượng lúc: “Chàng bê con lơn tơn nhảy
nhót/ Giữa đàn bò sướng mắt ta xem/ Đến đây Perết hứng lên/ Nhảy rơn,
hũ sữa lăn chiêng, đổ nhào”.
Mọi tính toán từ trí tưởng tượng đến hiện thực, rõ ràng có một khoảng
cách khá xa. Tuy nhiên, vẫn có người không tận hưởng những gì đang có
thật trong tầm tay, lại mơ màng đến ảo ảnh xa vời. Cuộc đời mỗi người là
một chuỗi ngày dài, giây phút nào quan trọng nhất? Xin thưa, chính là giây
phút hiện tại. Bởi lẽ, chỉ trong nháy mắt hiện tại đã trở thành quá khứ. Câu
nói trứ danh của nhà triết học cổ đại Héraclite: “Không ai có thể tắm hai
lần trên một dòng sông” đã gợi mở, nhắc nhở về một dòng chảy liên tục, về
vận động biến đổi liên tục của sự vật. Đã ý thức như thế, nhiều người luôn
tự nhủ tích cực: “Những gì làm được hôm nay, chớ để ngày mai”.
Đến giờ, chị bạn tôi vẫn chưa quên được câu chuyện nhỏ giữa hai mẹ
con. Trước lúc chị đi công tác xa, cô bé ôm cổ mẹ, hứa sẽ “bật mí” một tin
vui với điều kiện phải được mẹ ẵm bồng một chút. Nhưng rồi, đang tối tăm
mặt mũi phải chuẩn bị mọi thứ cho chuyến công tác nên chị không thể. Mãi
đến khi xong việc, chị muốn ẵm bồng thì cháu đã ngủ. Sáng mai, do đi sớm
nên chị chỉ có thể hôn con lúc nó đang còn ngái ngủ, rồi vội vã ra sân bay.
Sau khi đi công tác về, quên béng chuyện của con, chị lại lao theo
công việc bận rộn mỗi ngày. Đến một ngày kia, chị hoảng hồn khi nhà