bao giờ cũng ý thức phẩm chất nữ tính “Xem trong bếp, biết nết đàn bà”
nhưng câu trả lời không phải họ mà chính... đàn ông.
Khi cả vợ lẫn chồng cùng sử dụng quỹ thời gian như nhau, hà cớ gì
lúc về nhà chỉ mỗi người vợ vào bếp? Đôi khi chúng ta phấn đấu cho sự
bình đẳng giới với những mục tiêu lớn lao, nhưng lại quên đi công việc
hằng ngày trong chính nhà mình. Vợ cùng chồng xắn tay áo lo bữa cơm
nhà chắc chắn tình cảm sẽ gắn bó nhau hơn. Những món ăn tự tay mình
nấu, bày biện cũng đem lại cảm giác ưng ý nhất bởi có thể chưa ngon bằng
nhà hàng nhưng chắc chắn an toàn thực phẩm, chi tiêu hợp lý.
Từng tự nhủ: “Trời sinh ra bác Tản Đà/ Quê hương thời có cửa nhà
thời không”, nhưng trong thâm tâm con người kiêu bạt giang hồ ấy vẫn đau
đáu về tháng ngày:
Tan buổi học, mẹ ngồi tựa cửa
Mắt xa trông, đứa đứa về dần
Xa xa con đã tới gần
Các con về đủ quây quần bữa ăn
Cơm dưa muối khó khăn mới có
Cơm không ngon nhà khó cũng ngon
Khi vui câu chuyện thêm giòn
Chồng chồng vợ vợ con con một nhà.
Chỉ bữa ăn ở nhà, lúc ấy, các thành viên mới có thể mở lòng, chia sẻ
tâm tình. Ngoài quán, lúc ăn xong, tính tiền rồi là hoàn toàn có quyền xô
ghế đứng dậy. Nhưng ở nhà không thể, phải lấy tăm, rót nước và lễ phép
mời cha mẹ như một cách bày tỏ kín đáo lòng biết ơn. Bữa cơm nhà còn là
lúc thể hiện phong cách của mỗi nếp nhà. Các bài học khai tâm, dạy dỗ con
cháu cũng bắt đầu từ đó.
Nói cách khác, đạo lý làm người của người Việt thể hiện rõ nét trong
bữa cơm gia đình. Trước lúc ngồi vào bàn, con trẻ phải lễ phép mời người
lớn trước, phải nhớ lời dặn dò cha mẹ đã dạy: “Ăn trông nồi, ngồi trông
hướng”. Có hôm, do “có cá khá cơm” nên dù còn thòm thèm vẫn tự giác
nhín lại, dành phần cho người ăn chậm. “Chia ngọt sẻ bùi” là vậy. Nhiều
người còn nhớ như in, lúc bé, mỗi lần ăn cơm nếu làm rơi hạt nào, ông bà