CỔ NHÂN ĐÀM LUẬN - Trang 44

29 – HÀN-TÍN NHẬP BAO-TRUNG

Hàn-Tín là một người văn võ kiêm toàn, trí cả tài to. Khi hàn vi

chưa gập vận còn phải bị thằng đồ-tể ngoài chợ làm nhục bắt luồn chôn, khi
đói rét còn phải xin bát cơm bà Siếu-mẫu, khi theo Hạng-Võ thì làm một
tên quân cầm kích. Ôi ! Anh hùng mai một, ai kẻ biết dùng ! Khi đó Hán-
Cao-Tổ còn núp ở Bao-Trung, định chờ Trương-Lương đi khắp thiên-hạ
tìm lấy một người phá Sở Đại-nguyên Soái để đánh Hạng-Võ. Trương-
Lương tìm được Hàn-Tín biết là người có thể đương nổi chức ấy, mới lập
kế bán gươm mà dáp được Hàn-Tín, nói cho bội Sở quy Hán, và dao bức
dác-thư làm tin, để khi vào Bao-Trung thì cứ đưa cái thơ đó ra, sẽ được
trọng-dụng ngay. Đường vào Bao-Trung núi non chồng chất hiểm-chở,
Hàn-Tín một người một ngựa, lận suối chèo non, chốn Sở vào Bao-Trung,
phần sợ quân đuổi theo bắt về, phần không thuộc đường, phần thì núi non
hiểm-chở, dữa rừng hỏi thăm đường phải gạt nước mắt diết tiều-phu, dan
nan siết kể, vào được đến nơi, thấy phong cảnh Hớn-Trung thực là Nghiêu
thiên Thuấn-nhật, y quan văn vật, phong cảnh đua tươi, lân-la tìm đến quán
Chiêu-Hiền, ngoài quán có cheo bản văn hiểu-dụ dân rằng :

1. – Hiểu binh-Pháp, thông thao-lược, dùng làm nguyên-
Soái.
2. – Sức khỏe muôn người khôn địch, dùng làm Tiên-Phong.
3. – Võ nghệ siêu-quần, sai đâu được đấy, dùng làm Táng
Kị.
4. – Biết thiên-văn, thời vận, dùng làm Táng-Hoạch.
5. – Biết địa-lý, kiểu-thế, dùng làm Hướng-Đạo.
6. – Công bình, chính-chực, dùng làm ký-lục.
7. – Biết cơ liệu, quyền-biến, cho dự vào quân-tình.
8. – Có tài ăn nói, biện bác, dùng làm thuyết-khách.
9. – Tính-toán dỏi, dùng làm thư-ký.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.